img1 img1 img1 img1 img1

Thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình kinh tế theo hướng tổ hợp tác và hợp tác xã

Thứ ba - 11/04/2017 20:53
(Quỹ HTND Trung ương Hội)- Hơn 5 năm thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thông qua hoạt động dạy nghề và các dịch vụ hỗ trợ nông dân, các cấp Hội đã thực hiện được vai trò trung tâm hướng dẫn, hỗ trợ nông dân về giống, vốn, vật tư nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, công nghệ, góp phần phát triển các mô hình kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đến ngày 31/12/2016, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp Hội đạt 2.351,758 tỷ đồng; trong đó Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương: 623,214 tỷ đồng, Quỹ Hỗ trợ nông dân địa phương 1.728,544 tỷ đồng. Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp 185.000 hộ hội viên nông dân mở rộng quy mô phát triển sản xuất, kinh doanh. Riêng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương năm 2016 tiếp tục ủy thác 250 tỷ đồng đã hỗ trợ cho 6.809 lượt hộ nông dân vay vốn xây dựng 491 mô hình kinh tế hợp tác, liên kết (tổ, nhóm) sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm (trong đó có 287 mô hình chăn nuôi, 119 mô hình trồng trọt, 66 mô hình nuôi trồng thủy sản, 19 mô hình dịch vụ và các ngành nghề khác) đã lan tỏa thêm được 1071 mô hình có hiệu quả góp phần tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới và ổn định chính trị, an ninh trật tự ở nông thôn. Hội còn phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố giúp nông dân vay vốn. Đến ngày 31/12/2016 có 47 tỉnh, thành phố thực hiện cho vay qua Tổ vay vốn, dư nợ qua tổ chức Hội đạt 35.611 tỷ đồng (tăng 10.066 tỷ đồng so với 31/12/2015) cho 733.559 hộ vay của 28.052 Tổ vay vốn; Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện ủy thác cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đến ngày 31/12/2016, các cấp Hội đang quản lý 61.671 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 2.197.977 thành viên; dư nợ là 50.555 tỷ đồng (tăng 4.165 tỷ đồng so với 31/12/2015). Các nguồn vốn trên đã đã giúp cho nông dân có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Để khai thác hiệu quả các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, các cấp Hội đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn để tổ chức hàng ngàn lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản và các ngành nghề cơ khí, tiểu thủ công nghiệp cho gần 10 triệu lượt hội viên, nông dân tham gia. Xây dựng “Điểm truy cập internet”, xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản... Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và khuyến khích nhằm thu hút hội viên, nông dân tham gia và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Kết quả, đã xây dựng được trên 9.000 mô hình trình diễn VIETGAP và chuyển giao thành công gần 3.000 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản cho nông dân. Ngoài ra, các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... gắn với phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, lấy các hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp và các hộ tham gia ứng dụng các mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật là những nông dân để trực tiếp hướng dẫn nông dân áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất theo phương pháp ”nông dân dạy nông dân”. Thông qua các hoạt động dịch vụ đã cung ứng trên 1.212 triệu tấn phân bón, hơn 412.591 tấn thức ăn chăn nuôi, trên 11.929 nghìn giống cây con, hơn 99.400 tấn thuốc thú y và 1.598 tấn thuốc bảo vệ thực vật, đã hỗ trợ cho nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, điển hình là Hội Nông dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Bắc Giang... Các cấp Hội đã phối hợp với các nhà khoa học, các doanh nghiệp từng bước xây dựng được một số thương hiệu, chỉ dẫn địa lý nông sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như: thanh long sạch Bình Thuận, chợ Gạo – Tiền Giang, vải thiều Lục Ngạn, Hợp tác xã rau an toàn Hạ Hồi – Thường Tín Hà Nội... đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, các cấp Hội còn tích cực phối hợp tổ chức, tham gia các Hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại ở các địa phương và khu vực nhằm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm hàng hóa nông sản, thực phẩm cho nông dân các địa phương. Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân. Hướng dẫn nông dân liên kết, hợp tác theo các nhóm hộ với nhau để sản xuất cùng một loại sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm tổ chức lại sản xuất, tích tụ ruộng đất theo mô hình liên kết, hợp tác sản xuất, nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm. Thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân và liên kết với các doanh nghiệp tập trung xây dựng mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng tổ hợp tác và hợp tác xã, đưa các cây trồng, vật nuôi chủ lực vào sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng yêu cầu hội nhập và cải thiện cuộc sống cho nông dân. Thanh Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay7,345
  • Tháng hiện tại55,901
  • Tổng lượt truy cập5,714,038
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây