img1 img1 img1 img1 img1

Hiệu quả tích cực làm giàu từ mô hình trồng rau, dưa lưới theo chuẩn Vietgap được phát triển và nhân rộng của Hội viên Nông dân xã Thanh Phú năm 2018.

Thứ năm - 15/11/2018 10:32
Khi về thăm xã Thanh Phú, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng với một màu xanh đầy sức sống toát lên từ hơn 5 ha trồng rau ăn lá và dưa lưới được canh tác tại 4/11 ấp, sóc trong toàn xã. Năm 2017 được sự hỗ trợ của Hội nông dân tỉnh phối hợp cùng sở CN&KH tỉnh Bình Phước, hỗ trợ kinh phí cho 07 hộ trồng rau ăn lá và dưa lưới tại 02 ấp Phú Thành và Phú Long thực hiện quy trình trồng rau theo tiêu chuẩn Vietgap. Cuối năm 2017 được cấp giấy chứng nhận đạt theo tiêu chuẩn Vietgap, niềm vui của các hội viên Hội Nông dân nơi đây, với sự phấn khởi, vui tươi hiện rõ lên khuôn mặt rạng ngời trong ánh nắng của bà con đang chăm sóc cho những đứa con tinh thần của mình là những luống cải ngọt, rau dền, mồng tơi, cúc, xà lách, rau quế, dưa lưới ngayfxanh tươi đang lớn lên từng ngày. Mô hình tổ hợp tác trồng rau sạch theo chuẩn Vietgap ở ấp Phú Long
Hiệu quả tích cực làm giàu từ mô hình trồng rau, dưa lưới theo chuẩn Vietgap được phát triển  và nhân rộng của Hội viên Nông dân xã Thanh Phú năm 2018.
 
Theo  sự chia sẻ của các hội viên nơi đây, trồng rau an toàn không quá khó, muốn sản xuất được cần phải siêng năng, phải tuân thủ theo quy trình sản xuất, có sổ ghi chép lịch thời vụ hẳn hoi. Mọi thứ từ nhà lưới, giống cây trồng, phân bón, đến đường ống dẫn nước tưới...đều được tổ hợp tác  hướng dẫn hỗ trợ làm đúng quy trình. Các hội viên phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật trồng rau, dưa đảm bảo nông phẩm thu hoạch phải sạch, phải an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap để đáp ứng được yêu cầu của tổ hợp tác đưa ra. Một trong những khâu khá quan trọng đối với việc trồng rau và dưa lưới hiện nay là vấn đề nước sạch, phải cung cấp đầy đủ và thích hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
Khi đã  được công nhận đạt tiêu chuẩn, hội viên rất phấn khởi vui mừng vì nông sản bán được với giá thành cao, uy tín của rau, dưa lưới được sản xuất từ mô hình của mình được nâng lên và công nhận, bảo đảm an toàn được người tiêu dùng tin tưởng. Đó là sự tự hào, khích lệ lớn cho Hội viên nông dân. Tiếng lành đồn xa, hai mô hình trồng rau và dưa lưới xanh, sạch, an toàn đó đã được các báo, đài, các đoàn trong tỉnh đến tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm. Mô hình trồng dưa lưới của Hội viên Nguyễn Hữu Thọ - tại ấp Phú Thành

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Viet GAP, Hội viên tham gia mô hình rất phấn khởi, tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu phát triển mới mô hình đã đăng ký thực hiện, đồng thời tăng diện tích sản xuất. Nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao thu nhập. Hội viên tiêu biểu của tổ hợp tác trong năm 2018. Đó là Hội viên Nguyễn Hữu Thọ - Ấp Phú Thành. Đã tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng mới mô hình trồng rau Càn cua và đã thành công. Năm 2018 đã phát triển thêm 2.000 m2 diện tích nhà kín để trồng rau Càn cua, cung cấp cho thị trường TP.HCM. Mô hình trồng rau Càn cua được phát triển mới của Hội viên Nguyễn Hữu Thọ - ấp Phú Thành ( có hình ảnh 3 kèm theo)
Qua mô hình thực hiện điểm năm 2017, được Cán bộ, Hội viên nông dân trong toàn xã tuyên truyền, học tập kinh nghiệm và nhân rộng. Gần 1 năm thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP, toàn xã đã phát triển mới thêm 04 hộ chuyển đổi từ trồng tiêu, cao su sang mô hình dưa lưới với diện tích phát triển mới năm 2018 là hơn 8.000m2, trong đó có 03/4 hộ phát triển mới năm 2018 đã đăng ký tham gia vào Tổ hợp tác trồng Rau, dưa lưới xã Thanh Phú.Mô hình xây dựng mới năm 2018 của Hội viên Nguyễn Kim Thúy - Ấp Vườn Rau. 
HINH VUON DUA ANH HUE (HINH 5)
Mô hình xây dựng mới năm 2018 của Hội viên Nguyễn Văn Huệ

HINH RAU CAN CUA 3
Mô hình trồng rau của hội viên trong Tổ hợp tác

Đến nay, với hơn 10 hội viên của cả 2 mô hình hợp tác trồng rau và dưa lưới có hiệu quả trong toàn xã, từ đó theo bà Trần Thu Lan- CT Hội nông dân xã Thanh Phú, mong muốn cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự chuyển giao đầu tư khoa học của các công ty, các Sở, Ban, Ngành từ địa phương đến tỉnh quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình, vận động Hội viên Nông dân tham gia phát triển nhiều mô hình phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, hướng đến thành lập hợp tác xã nông nghiệp với nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ trong lĩnh vục nông nghiệp … Tạo điều kiện nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, cũng như trao đổi kinh nghiệm, cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liều đầu vào trong quá trình sản xuất, tìm nguồn bao tiêu sản phẩm với mức giá ổn định để nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất đồng thời  giúp nông dân nhận thức rõ hơn trong sản xuất chuổi sản phẩm an toàn, cam kết, chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình làm ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thực hiện  theo chuẩn Vietgap, và được trải rộng trên khắp địa bàn 11 ấp, sóc để bà con nông dân thấy được hiệu quả thiết thực của mô hình kinh tế tập thể, giúp nông dân làm giàu từ chính mảnh đất của mình./.

Tác giả bài viết: Thu Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập73
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm70
  • Hôm nay12,491
  • Tháng hiện tại52,361
  • Tổng lượt truy cập5,779,770
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây