img1 img1 img1 img1 img1

Bí quyết trồng điều sai trái của một nhà nông

Thứ ba - 05/12/2017 04:59
Mùa vụ năm 2016 vừa qua nhiều hộ trồng điều ở tỉnh Bình Phước mất mùa do sâu bệnh hoành hành vì không chủ động hoặc không biết cách phòng ngừa. Nhưng vườn điều của ông Phan Viết Hùng, 62 tuổi, ở ấp 7, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài vẫn cho năng suất 4,5 tấn/ha. Làm thế nào để vườn điều đạt năng suất cao, nhà nông dân chia sẻ bí quyết.
Ông Phan Viết Hùng kiểm tra tình hình sâu bệnh hại cây điều để có hướng chữa trị kịp thời
Ông Phan Viết Hùng kiểm tra tình hình sâu bệnh hại cây điều để có hướng chữa trị kịp thời

Ông Phan Viết Hùng nói: “Người trồng điều chủ yếu dựa vào thời tiết, ít áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật nên không có nhiều kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh. Đặc điểm của cây điều là cho hoa nhiều đợt, do đó, sau những cơn mưa trái mùa, rất dễ phát sinh nấm, bệnh thán thư và các loại sâu bọ tấn công gây khô cành, khô bông. Nếu không kịp thời chữa trị thì việc thất thu mùa vụ là điều khó tránh khỏi. 

Chăm sóc điều không dễ, chỉ cần lơ là là chúng sẽ bị bệnh ngay nhưng đã bệnh rồi nếu không dùng đúng thuốc, trị đúng cách thì bệnh càng nặng thêm. Do đó cần phát hiện bệnh sớm và nhận biết đúng bệnh để có phương án chữa trị kịp thời, phù hợp thì bệnh mới khỏi”.

Theo ông Hùng, để phát hiện sớm sâu bệnh, người trồng điều phải thường xuyên thăm vườn vì có những loài sâu phải quan sát cả ngày lẫn đêm mới phát hiện. Nhiều loại sâu phải đợi thời tiết mát mẻ buổi tối chúng mới xuất hiện. Từ đó, lựa chọn loại thuốc thích hợp để điều trị thì mới đạt năng suất cao.

Cùng với đó, ở thời điểm điều bắt đầu rụng lá cần xử lý nấm bệnh ngay bằng các loại thuốc đặc trị để chồi phát triển và ra hoa. Khi thời tiết bình thường thì trị nấm bệnh 2 lần/tháng, còn khi gặp mưa nhiều tăng lên từ 7-8 lần/tháng.

 

Ở thời kỳ điều trổ bông nếu gặp mưa nhiều sẽ khiến cho các chùm bông điều bị ngậm nước dẫn đến bông dễ hư sau đó gặp nắng sẽ bị héo khô. Đây cũng là giai đoạn bông điều dễ bị nấm, phát sinh sâu bệnh, do đó phải thường xuyên thăm vườn, khi gặp mưa thì ngay lập tức phun thuốc trừ sâu để trị bệnh cho điều” - ông Hùng chia sẻ kinh nghiệm. 

Bên cạnh đó, để trị các loại sâu bệnh hại tấn công, không nên sử dụng thuốc trừ sâu hóa học mà dùng chế phẩm sinh học. Bởi làm như vậy có tác dụng làm “mát” chùm bông điều, không gây ảnh hưởng cho thời kỳ bông đang đậu trái. Vả lại trong khi dùng thuốc trừ sâu hóa học vô tình sẽ làm “nóng” thêm cho những chùm bông dẫn đến bông điều bị khô.

Đối với bón phân, cần bón 2 đợt/năm từ tháng 6 đến 9 (dương lịch). Ngoài ra, sử dụng phân sinh học để bón cho lá, bông, rồi kết hợp phân hữu cơ và một lượng phân hóa học để bón gốc. Riêng cỏ trong vườn điều cũng không sử dụng thuốc diệt cỏ mà dùng máy cắt cỏ để làm sạch. Bởi vì làm theo cách này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, còn việc dùng thuốc diệt cỏ sẽ làm đất bị chai, bạc màu.  

Nhờ biết cách chăm sóc cộng thêm sử dụng thuốc, bón phân đúng cách nên vụ điều vừa qua với giá bán dao dộng từ 35.000-40.000 đồng/kg, 1,5ha điều của ông Phan Viết Hùng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Ông Vũ Đức Bộ - Chủ nhiệm Liên hiệp Hợp tác xã Điều Bình Phước, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài nhận xét: “Ông Phan Viết Hùng là một trong số hội viên trong Hợp tác xã trồng điều giỏi. Cách làm của ông Hùng luôn được các thành viên tham khảo, áp dụng theo và mang lại hiệu quả cao”.  

Nguồn tin: Báo Khoa học thời đại

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay14,457
  • Tháng hiện tại54,327
  • Tổng lượt truy cập5,781,736
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây