img1 img1 img1 img1 img1

Không có tài sản đảm bảo, nông dân vẫn được vay đến 200 triệu

Thứ tư - 03/10/2018 14:04

Một mô hình nông nghiệp công nghệ cao (Ảnh minh hoạ)

Một mô hình nông nghiệp công nghệ cao (Ảnh minh hoạ)
Ngày 07/09/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 25/10/2018.
Ngày 07/09/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 25/10/2018.
Theo đó, Chính phủ quyết định tăng mức cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm, mức vay theo Nghị định mới cao gấp đôi so với quy định hiện hành, cụ thể:
- Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (quy định cũ tối đa 50 triệu đồng) (trừ trường hợp cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm).
- Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn (quy định cũ tối đa 100 triệu đồng).
Về chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.
Nghị định cũng bổ sung quy định doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.
Tổ chức tín dụng được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và các tài sản khác làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Việc Chính phủ ban hành Nghị định 116 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  55 đã mở ra cơ hội mới cho nông dân trong tiếp cận nguồn vốn lớn hơn để mở rộng đầu tư, gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên đối với các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẽ, manh mún, không có phương án sản xuất cụ thể và phương án sản xuất không khả thi hoặc mang lại hiệu quả kinh tế không cao thường khó tiếp cận với với nguồn vốn theo nghị định này.
Ra mắt Hợp tác xã trồng cây ăn trái - xã Minh Thắng
hình 2: Ra mắt Hợp tác xã trồng cây ăn trái - xã Minh Thắng

Vì vậy, Hội viên nông dân muốn tiếp cận được nguồn vốn theo Nghị định này cần đổi mới tư duy trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất có quy hoạch một cách khoa học và cần nghiên cứu nhu cầu của thị trường trước khi tổ chức sản xuất, về lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và có tính đặc trưng của vùng miền; có phương án sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tham gia các mô hình kinh tế tập thể như tổ hợp tác, hợp tác xã, chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, hình thành những trang trại có quy mô lớn; tổ chức sản xuất theo dạng liên kết chuỗi giá trị trong nông nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất sản phẩm sạch, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra, …. Đồng thời phải sản xuất hàng hoá đảm bảo uy tín, chất lượng.

Tác giả bài viết: Đại Phong - HND huyện Chơn Thành

Nguồn tin: luatvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay8,453
  • Tháng hiện tại48,323
  • Tổng lượt truy cập5,775,732
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây