img1 img1 img1 img1 img1

Mở rộng mô hình nuôi chồn hương đến ước mơ khởi nghiệp bằng thương hiệu cà phê chồn trên quê hương Bình Phước

Thứ sáu - 10/09/2021 08:47
Từng là một sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học nhưng anh Nguyễn Bá Cừ ở thôn Tân Phú, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú không chọn con đường theo đuổi công việc mình đã được đào tạo mà quay về lại mãnh đất nơi anh sinh ra để thực hiện ước mơ xây dựng thương hiệu cà phê chồn trên quê hương Bình Phước.
Nguyên liệu để sản xuất cà phê chồn
Nguyên liệu để sản xuất cà phê chồn
Trong một lần Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Đồng Phú phối hợp với hội, đoàn thể nhận ủy thác tại xã Thuận Phú thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay tại ấp Tân Phú. Chúng tôi có dịp ghé thăm trang trại nuôi chồn hương để lấy nguyên liệu sản xuất cà phê chồn của anh Nguyễn Bá Cừ và được nghe anh kể về những ngày tháng khởi nghiệp với bao khó khăn vất vả. Anh cho biết; “Thời gian đầu anh nuôi rắn ri voi thương phẩm nhưng khi đến thời kỳ xuất bán thì giá rắn giảm mạnh, không có đầu ra nên sau đợt đó anh bị lỗ và mất hết vốn liếng làm ăn. Một thời gian sau anh tiếp tục tìm hiểu thị trường và nhận thấy mô hình nuôi chồn hương để lấy nguyên liệu sản xuất cà phê chồn đang hot trên thị trường hiện nay và anh quyết định khởi nghiệp với mô hình rất mới mẻ mà bản thân chưa có lấy một tý kinh nghiệm. Anh được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Phú giải ngân cho vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để chăn nuôi chồn. Anh bắt đầu tìm hiểu trên mạng về cách thức chăn nuôi từ việc cho ăn đến chăm sóc chồn, dần dần anh đã đúc kết được kinh nghiệm chăm sóc nên chồn ít bị bệnh và nhanh lớn. Từ một cặp chồng giống, đến nay trang trại anh Cừ có 40 cặp chồn, thức ăn của chúng là trái cà phê được anh thu hoạch từ những vườn cà phê không sử đụng thuốc trừ sâu, bởi nếu chồn ăn phải trái cà phê có phun thuốc sẽ bị bệnh và chết. Ngoài ra chồn còn ăn các loại trái cây khác như mít, chuối, chôm chôm,…
 Để làm cà phê chồn anh cho biết: Cứ đến mùa thu hoạch cà phê là tất cả trái cà phê đều đem cho chồn ăn. Sau khi tiêu hóa xong phần cùi, chồn sẽ thải ra những hạt cà phê còn lại. Người nuôi bắt đầu lấy nguyên liệu này đem đi sấy hoặc phơi nắng cho khô. Cà phê có vị rất đặc trưng, ít vị đắng, vị hậu ngọt khéo dài khi có đủ nhiệt độ để sấy khô. Bầy chồn này cho anh 100kg cà phê thành phẩm. Tuy số lượng còn hạn chế, nhưng đó là sự khởi đầu đầy hân hoan với anh Cừ và gia đình. Hiện tại, ngoài vườn cà phê của gia đình thì anh Cừ đã tìm được một số nguồn mua cà phê nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đồng thời anh còn hướng dẫn kỹ thuật và liên kết với 2 hộ dân trong ấp Tân Phú để phát triển mô hình nuôi chồn hương nhằm gia tăng thêm sản lượng cà phê chồn làm ra và hướng tới sẽ thành lập Hợp tác xã sản xuất cad phê chồn. Điều ấp ủ nhất của anh lúc này là tạo ra được thương hiệu của chính mình.
Chia sẻ về bước đi sắp tới, anh Cừ cho biết mình sẽ xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền thương hiệu. Từ đây, anh Cừ hy vọng cà phê chồn Bình Phước sẽ có hướng đi mới, trở thành món quà kỷ niệm của quê hương Bình Phước cho du khách tới công tác, du lịch và đưa sản phẩm xuất khẩu ra các nước trên thế giới.

Mô hình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn của anh Cừ đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình với  hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động trong gia đình.
image003
Anh Cừ xay cà phê và pha chế mời anh chị em NHCSXH huyện Đồng Phú thưởng thức hương vị cà phê chồn

Ông Hoàng Phú Quốc, Chủ tịch Hội nông dân xã Thuận Phú nhận xét: Mô hình nuôi chồn hương để lấy nguyên liệu sản xuất cà phê Chồn của anh Cừ là một trong mô hình phát huy được hiệu quả và đang được nhân rộng trên địa bàn xã, không phải sử dụng nhiều đất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Thuận Phú hiện nay. Sản phẩm làm ra chủ yếu được tiêu thụ ở các thành phố lớn, tuy nhiên trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp đã làm tắc đầu ra của sản phẩm, vì vậy cần phải có giải pháp đa dạng hóa kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro.
 

Tác giả bài viết: Danh Tuấn - NHSCXH huyện Đồng Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay8,145
  • Tháng hiện tại95,900
  • Tổng lượt truy cập5,823,309
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây