img1 img1 img1 img1 img1

HỘI NÔNG DÂN TỈNH TỔ CHỨC HỘI THẢO “Ứng dụng công nghệ cao phát triển vùng nguyên liệu cho Bơ Sáp Mã Dưỡng và hướng đến hội nhập TPP”.

Thứ hai - 13/06/2016 08:40
Nằm trong chuỗi sự kiện của Hội chợ trái cây và hàng nông sản tỉnh Bình Phước lần thứ II, năm 2016, vào sáng ngày 03/6/2016 tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cùng Công ty TNHH Bơ Sáp Mã Dưỡng, Công ty Organ Việt Nam, Công ty Green Life tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao phát triển vùng nguyên liệu cho Bơ Sáp Mã Dưỡng và hướng đến hội nhập TPP”.
Đến tham dự Hội thảo có đại diện Lãnh đạo các sở, ngành như: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư - Thương mại và Du lịch, Liên Minh hợp tác xã, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Trung tâm Giống Nông - Lâm nghiệp, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Kỹ thuật, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, với hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân trong toàn tỉnh. Hội thảo đã được nghe Ông Dương Mã Dưỡng - người tiên phong xây dựng thương hiệp Bơ Sáp Mã Dưỡng giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển của cây bơ mang thương hiệu Bơ Sáp Mã Dưỡng, đại diện Công ty Organ Việt Nam và Công ty Green Life giới thiệu về chiến lược hợp tác đưa thương hiệu Bơ Sáp Mã Dưỡng phát triển vươn tầm ra thế giới. Hội thảo đã nhận được hơn 100 ý kiến trao đổi, thắc mắc, góp ý gửi đến Ban Tổ chức và nhiều ý kiến chia sẻ tại Hội trường, các ngành chức năng cũng đã có những trao đổi thẳng thắn đối với việc phát triển vùng nguyên liệu Bơ Sáp Mã Dưỡng, giải pháp giúp nông dân vững bước hướng đến Hội nhập quốc tế. Phát biểu tại Hội thảo, Bà Đào Thị Lanh - Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đã khẳng định: Trái bơ được đánh giá cao và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như ăn quả tươi, chế biến nhiều món ăn ngon, tinh chiết dầu ăn và đặc biệt bơ được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm cho việc chăm sóc sắc đẹp. Những công dụng này mang lại tiềm năng phát triển sản xuất và tiêu dùng cho trái bơ, nhất là hiện nay với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, trái bơ Việt Nam còn rộng đường cho việc xuất khẩu, nhờ thời gian bảo quản đã được kéo dài đến 60 ngày. Hội Nông dân tỉnh rất vui mừng trên vùng đất Bình Phước nói chung và cụ thể là tại Phước Tân - huyện Phú Riềng đã xuất hiện và được thị trường công nhận thương hiệu Bơ Sáp Mã Dưỡng, về giá trị kinh tế nếu chăm sóc đúng quy trình hoàn toàn có thể cho thu nhập trên 01 tỷ đồng cho 01 hécta. Sản phẩm bơ sáp có chỗ đứng, có thương hiệu trên thương trường không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của riêng Công ty Bơ Sáp Mã Dưỡng mà còn là niềm vui chung của ngành nông nghiệp trong tỉnh. Điều đáng quý hơn, chính Bơ Sáp Mã Dưỡng là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu của tỉnh và cũng là trái bơ có thương hiệu Việt đầu tiên ở nước ta. Hiệp định thương mại tự do với những cam kết sâu nhất với 95 đến 100% dòng hàng hóa có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu. Nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn khi tham gia TPP, tuy nhiên cũng có những khó khăn, rủi ro nhất định, trong đó lĩnh vực trồng trọt sẽ phải cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất nước ngoài khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được giảm bớt và loại bỏ… hội viên nông dân phải nắm được thời cơ, lợi thế của sản phẩm bơ sáp, đồng thời chủ động khắc phục hạn chế, nâng cao năng lực sản xuất, đặc biệt là trong xúc tiến thương mại, đây là lĩnh vực nông dân còn rất yếu chỉ trông chờ vào những doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản. Hội nông dân các cấp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền, các ngành, các nhà khoa học, đặc biệt là các doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị và xây dựng “liên kết 4 nhà” để nâng cao khả năng hội nhập của nông dân. VĂN GIANG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm83
  • Hôm nay13,705
  • Tháng hiện tại128,323
  • Tổng lượt truy cập5,855,732
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây