img1 img1 img1 img1 img1

Hội viên nông dân làm giàu từ mô hình đa con, đa cây

Thứ ba - 14/06/2016 09:09
Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi để tận dụng các nguồn lợi, nhiều nông dân ở Đồng Phú trở nên khá giả, kinh tế gia đình phát triển ổn định. mô hình đa con đa cây của gia đình hội viên nông dân Nguyễn Văn Tám tại ấp Đồng Chắc, xã Tân Hòa là một ví dụ điển hình.
Năm 1987 gia đình hội viên nông dân Nguyễn Văn Tám rời quê lúa Thái Bình đến lập nghiệp tại ấp Đồng Chắc, xã Tân Hòa, Huyện Đồng Phú, Tỉnh Bình Phước. Những ngày đầu trên vùng đất mới, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn, nhưng nhờ chịu thương, chịu khó và biết cách tính toán trong làm ăn. Đến nay, gia đình ông đã có 7ha đất với mô hình đa con, đa cây hiệu quả, hàng năm gia đình ông điều được Hội Nông dân công nhận là NDSXKDG. Trong đó có 3 ha cao su, 2 ha điều, 3 sào ao thả cá, 500 nọc tiêu, 400 gốc bưởi da xanh và sầu riêng, gần 60 con dê, 30 con nhím, lợn rừng, bồ câu… đó là thành quả của việc dám nghĩ, dám làm, dám đứng lên từ thất bại. Nhớ lại lúc khó khăn ông Tám chia sẻ: Trước năm 2010, phong trào nuôi nhím phát triển rầm rộ ở nhiều địa phương. Thời điểm đó một cặp nhím giống 2 tháng tuổi đã có giá 30 triệu đồng, một cặp nhím trưởng thành lên tới 40 đến 50 triệu đồng. Chạy theo phong trào, gia đình tôi dốc hết vốn liếng vào kinh doanh nhím với hy vọng làm giàu từ nghề này. Tuy nhiên người tính không bằng trời tính, nghề nuôi nhím chỉ thịnh được khoảng 3 năm, đến năm 2012 thì bắt đầu thoái trào. Gia đình ông đứng ngồi không yên vì nhím rớt giá mạnh, để vớt vát ít vốn ông đành chấp nhận thua lỗ bán tháo đàn nhím số lượng lớn với giá rẻ. Cũng vào thời điểm đó, cao su được xem là vàng trắng của Bình Phước, giá mủ cao su đạt mức kỷ lục 920 đồng/1 độ. Gia đình ông đã chuyển đổi trồng 3 ha cao su. Cũng như nhím, sau khi lên đến đỉnh giá cao su lại tuột dốc không phanh, bản thân ông thêm một lần thất bại với mộng làm giàu. Không cam chịu thất bại, ông Tám đã tìm tòi học hỏi các mô hình hay từ ti vi, sách báo, từ thực tế của những người đi trước. Ông tâm sự: rút kinh nghiệm từ những thất bại trước khi chỉ độc canh một loại cây, con. Nếu được mùa có thể mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên nếu thất thu người nông dân rất dễ bị trắng tay. Từ suy nghĩ đó, ông đã mạnh bắt tay làm lại từ đầu, đầu tư xây dựng mô hình đa con, đa cây. Theo ông Tám, mô hình này có cái khó của nó là đòi hỏi hội viên nông dân phải siêng năng cần cù, bởi quanh năm suốt tháng đều có việc để làm, hết cây sang con. Nhưng cái lợi đạt được là không hề nhỏ, đó là tranh thủ được nguồn lực lao động của mọi thành viên trong gia đình, đảm bảo mức sống, thu nhập cho gia đình nhờ có nguồn thu thường xuyên, không theo mùa vụ, mức đầu tư cũng rải ra chứ không tập trung nên không cần nguồn vốn lớn. Hiện với 3 ha cao su đang cạo, 2 ha điều hàng năm cho khoảng 4 tấn hạt, 350 gốc bưởi da xanh đang cho thu hoạch, 30 con dê sinh sản mỗi năm cho 80 đến 100 con dê con. Với 3 sào ao nuôi các loại cá chép, điêu hồng, rô phi, cá chim… mỗi năm xuất từ 2-3 lứa. Ngoài ra, ông còn duy trì thường xuyên trong chuồng 4 con heo rừng sinh sản, 30 con nhím, bồ câu, gà… Mỗi năm, gia đình ông thu về khoảng 600 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí lãi khoảng 400 triệu đồng. Ông Tám cho biết thêm: để mô hình đạt hiệu quả cao, thời gian tới sẽ đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong cách trồng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh. Mở rộng mô hình chăn nuôi theo hướng hiện đại hóa để cung ứng sản phẩm sạch cho thị trường. NGUYỄN THỊ BẾN Hội ND Huyện Đồng Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập76
  • Hôm nay1,414
  • Tháng hiện tại229,511
  • Tổng lượt truy cập6,663,090
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây