Kỹ thuật thiết kế và mở miệng cạo mủ cao su
Thứ hai - 24/08/2015 11:44
Hiện nay đang vào thời điểm mà các hộ nông dân có vườn cao su đã tới thời điểm thu hoạch tiến hành mở miệng cạo để bắt đầu khai thác. Nhằm cung cấp thêm kiến thức để nông dân thiết kế và mở miệng đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật mang lại một vụ mùa bội thu Ban biên tập Hội Nông dân tỉnh Bình Phước giới thiệu đến kỹ thuật thiết kế và mở miệng cạo mủ cao su.
Hiện nay đang vào thời điểm mà các hộ nông dân có vườn cao su đã tới thời điểm thu hoạch tiến hành mở miệng cạo để bắt đầu khai thác. Nhằm cung cấp thêm kiến thức để nông dân thiết kế và mở miệng đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật mang lại một vụ mùa bội thu Ban biên tập Hội Nông dân tỉnh Bình Phước giới thiệu đến kỹ thuật thiết kế và mở miệng cạo mủ cao su.
I. TIÊU CHUẨN VƯỜN CÂY CAO SU MỚI ĐƯA VÀO CẠO MỦ:
- Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở cạo khi đường kính vòng thân cây đo cách mặt đất 1 m đạt từ 50 cm trở lên và độ dày vỏ ở độ cao 1m cách mặt đất phải đạt từ 6 mm trở lên.
- Lô cao su kiến thiết cơ bản có từ 70% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ.
http://localhost/public/uploads/news/2012_08/2_1.JPG
II. KỸ THUẬT THIẾT KẾ VÀ MỞ MIỆNG CẠO MỦ CAO SU
1. Các bước thực hiện:
Bước 1:Xác định vị trí miệng tiền, đóng máng, buộc kiềng
- Hướng mở miệng cạo: mở cùng một phía trong lô, dọc theo hàng cây và tránh hướng gió chính.
- Ta đặt thước áp sát thân cây đánh dấu. Vị trí miệng tiền cao 1,3 m, Vị trí đóng máng cao 1,2 m, Vị trí treo kiềng cao 0,95 m.
Bước 2:Xác định nửa chu vi thân cây, độ dốc miệng cạo và hao dăm vỏ
- Dùng dây 3 gút đo chu vi vòng thân và chia chu vi thân cây cao su làm hai phần bằng nhau. Đặt rập tại vị trí miệng tiền, áp sát rập vào thân cây. Dùng móc rạch các đường trên rập để xác định độ dốc miệng cạo, độ hao dăm vỏ. Đồng thời xác định miệng hậu.
Bước 3:Khơi mương tiền, buộc kiềng, đóng máng
- Dùng dao khơi mương tiền dài 9 - 10 cm, sâu vào lớp da cát min. Tiến hành buộc kiềng, đóng máng tại vị trí đã xác định với độ dốc 300- 350 với mặt ngang.
Bước 4:Mở miệng cạo
- Tư thế cầm dao cạo: tay phải cầm cán dao cố định, tay trái cầm sông dao gần phía cán nhưng linh hoạt khi cạo.
- Tư thế đứng của người mở miệng cạo mủ: vị trí đứng bắt đầu từ miệng hậu, 2 chân mở rộng bằng vai, khi di chuyển chân trái rút về sát chân phải, chân phải di chuyển về phía miệng tiền và cứ như thế chúng ta phải di chuyển một cách nhịp nhàng, không gây giật làm lệch miệng cạo
- Mở miệng cạo:
+ Nhát cạo chuẩn: dùng dao cạo lấy chuẩn theo độ dốc miệng cạo cách miệng hậu 2 - 3 cm, sâu 1/3 vỏ, đặt dao ở miệng hậu nghiêng 60 - 700 so với mặt phẳng nằm ngang, kéo dao theo độ dốc miệng cạo đã đánh dấu về phía miệng tiền.
+ Nhát cạo vát nêm: tương tự cao chuẩn nhưng đặt độ nghiêng dao 45 - 500 so với mặt nằm ngang, cao vát sâu cách tượng tầng khoảng 2 mm
+ Hoàn chỉnh miệng cạo: dùng dao sửa, hoàn chỉnh miệng cạo
- Yêu cầu sau khi mở miệng:
* Độ sâu cách tượng tầng khoảng 1,0 - 1,3 mm
* Miệng không lượn sóng, không lệch miệng
* Vuông tiền, vuông hậu
* Mực độ hao dăm vỏ khoảng 2 - 2,5 cm
- Đặt ngửa chén, dẫn mủ vào chén.
2. Những lỗi kỹ thuật, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
* Mở không đúng độ dốc miệng cạo:
+ Nguyên nhân: do đặt cán rập không thẳng với thân cây
+ Biện pháp khắc phục: chúng ta cần phải chỉnh sửa khi đặt rập sao cho thẳng với thân cây
* Mở miệng cạo không đủ độ sâu hoặc quá sâu
+ Nguyên nhân: do sợ cạo phạm hoặc do tay nghề còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm.
+ Biện pháp khắc phục: lấy độ sâu trước khi hoàn thiện miệng ta cần lấy từ từ, lấy thước kỹ thuật kiểm tra nếu chưa đảm bảo chúng ta cần chỉnh sửa tiếp cho đúng yêu cầu.
* Miệng cạo bị lượn sóng hoặc bị lệch miệng
+ Nguyên nhân: do thao tác không chính xác, di chuyển không đều, bị lắc dao.
+ Biện pháp khắc phục: khi đặt dao ở miệng hậu phải chuẩn, di chuyển nhịp nhàng, tay cầm dao phải chắc, uyển chuyển theo độ dốc miệng cạo