img1 img1 img1 img1 img1

Liên kết tạo vùng nguyên liệu trong sản xuất nông nghiệp

Thứ năm - 09/06/2016 09:27
“Để nông sản của Bình Phước đủ điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài thì nông dân phải chủ động tìm hiểu thị trường, chú ý đến số lượng, chất lượng, độ đồng đều của sản phẩm; phải là nông dân thời đại mới, nắm vững khoa học - kỹ thuật, liên kết với nhau từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; tự cứu mình bằng cách chủ động “gõ cửa” nhà nước…” - đó là những chia sẻ của PGS.TS Mai Thành Phụng, Ủy viên Thường vụ Hiệp hội trang trại và doanh nghiệp Việt Nam tại hội thảo liên kết tạo vùng nguyên liệu trong sản xuất nông nghiệp, diễn ra ngày 4-6 do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức.
ĐẦU TƯ CHƯA XỨNG VỚI TIỀM NĂNG Tại buổi hội thảo, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Lê Thị Ánh Tuyết đã nêu thực trạng và định hướng phát triển sản xuất cây ăn trái, rau, chăn nuôi và thủy sản của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có hơn 20 loại trái cây, trong đó nhóm cây ăn trái phát triển mạnh là nhãn, sầu riêng, cây có múi, mít, chôm chôm, xoài, chiếm 55% tổng diện tích cây ăn trái của tỉnh. Điển hình là nhóm liên kết trồng nhãn 500 ha tại xã Thanh Lương (Bình Long), sản lượng 10.000 tấn/năm; tổ hợp tác trồng quýt đường 28 ha, sản lượng 400 tấn/năm tại xã Tân Thành (Đồng Xoài); trang trại sầu riêng Ba Đảo 20 ha, sản lượng 400 tấn; trang trại Quý Đông 20 ha cây ăn trái sản lượng 1.150 tấn; hợp tác xã chăn nuôi heo thịt và heo nái tại phường Hưng Chiến (Bình Long); 675 ha rau, đậu các loại tập trung chủ yếu tại Đồng Xoài; cơ sở sản xuất rau thủy canh áp dụng công nghệ hiện đại tại huyện Phú Riềng... Nông dân phải chủ động tìm hiểu thị trường trước khi bán hàng nhưng trước tiên phải liên kết tạo thị trường nội địa. Khi sản phẩm đạt về số lượng, chất lượng, độ đồng đều thì hướng đến xuất khẩu. Bình Phước có thiên nhiên ưu đãi, nếu nông dân không biết tận dụng thì sẽ rất lãng phí. Nên trồng nhiều loại cây trên cùng một diện tích để tăng thu nhập. Để tính đường dài, nông dân nên trồng trọt theo hướng hữu cơ, sinh học để hướng đến thị trường mới như Nhật Bản. PGS.TS Mai Thành Phụng Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm nông nghiệp nông dân làm ra mới chỉ dừng lại ở khâu bán thô nên giá trị chưa cao. Mặt khác, nguồn lực đầu tư của nông dân chưa lớn, vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp hạn chế, chưa có chính sách cụ thể khuyến khích phát triển chăn nuôi, đặc biệt là hỗ trợ để chăn nuôi trang trại, nông hộ chuyển sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp hướng đến chăn nuôi bền vững. Chưa quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái tập trung mà đa số nông dân đang sản xuất tự phát, chưa liên kết từ khâu sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm. Các nhà khoa học, quản lý, đại diện doanh nghiệp và nhà nông tập trung thảo luận các vấn đề về nhu cầu thu mua của công ty, nhu cầu cung ứng nông sản của nông dân; tiêu chí sản xuất nông sản phù hợp với thị trường tiêu thụ về chủng loại, mẫu mã, chất lượng; thu mua nông sản theo hợp đồng phải đảm bảo thời gian, số lượng, giá, vận chuyển; các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo đơn đặt hàng của công ty... NÔNG DÂN ĐANG ĐÁNH CƯỢC Tại hội thảo, nhiều nông dân đã chia sẻ và đặt câu hỏi với nhà quản lý, đại diện các công ty về vấn đề làm sao để nông sản không bị “bỏ rơi”, hướng đến sản xuất sạch, xây dựng thương hiệu cho nông sản để không bị thương lái ép giá... Ông Trương Văn Đảo, chủ trang trại trái cây Ba Đảo ở ấp Bàu Nghé, xã Phước Tín (Phước Long) cho rằng: Điều kiện thổ nhưỡng như ở Bình Phước rất phù hợp trồng cây ăn trái. Hiện tượng El ninô kéo dài, vườn trái cây của người dân ở các tỉnh miền Tây bị xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến năng suất. Vì vậy, Bình Phước cần phát triển vườn cây ăn trái. Hiện 1 ha cây ăn trái nếu được chăm sóc tốt sẽ cho thu nhập 300 triệu đồng/năm là rất dễ dàng. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp cũng lắm rủi ro, vì thế để sản phẩm có đầu ra ổn định, thu được lợi nhuận thì nông dân phải biết gầy dựng, uy tín và chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quyết định. Mới đây, người nuôi gà ở xã Thanh Lương điêu đứng khi cung vượt cầu dẫn đến gà thương phẩm rớt giá. Mặc dù các tổ hợp tác đã chủ động liên kết với công ty cung cấp thức ăn và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm khi gà đến thời điểm xuất chuồng. Thế nhưng sự hợp tác chỉ suôn sẻ được thời gian đầu. Khi cung vượt cầu, công ty không bao tiêu sản phẩm nên phần thiệt người chăn nuôi phải gánh chịu. Ông Dương Hữu Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Lương đặt câu hỏi với các đại diện công ty về tiêu chuẩn thu mua, tiêu chí bao tiêu sản phẩm như thế nào để không làm “khó” người chăn nuôi. Hiện nông dân phải tự “bơi” để tìm đầu ra cho sản phẩm nên bị thương lái ép giá là chuyện không tránh khỏi. Vì thế, việc mở kênh thông tin kết nối nông dân với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm là việc nên làm trước tiên. Cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm các trường hợp bán phân bón giả, thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc. Cơ quan khuyến nông, bảo vệ thực vật nên lập ra danh mục các loại thuốc xử lý trái cây phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế để nông dân nhận biết đúng tránh sử dụng thuốc sai cách, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và uy tín của nhà vườn. Ông Nguyễn Hữu Năm, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng Đại diện Công ty Sanha Food, trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh khẳng định: Thời gian tới, công ty đang có kế hoạch ký kết bao tiêu sản phẩm với người nuôi gà ở xã Thanh Lương nhưng cũng đưa ra những tiêu chí về chất lượng, kể cả mức thưởng, phạt với chủ trang trại không thực hiện đúng hợp đồng. Hộ chăn nuôi phải cho gà ăn đúng cám phía công ty yêu cầu để đạt chất lượng thịt đồng đều, giá gà sẽ không bị rớt như thời gian vừa qua. Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh khẳng định: Bình Phước có những chính sách cụ thể để khuyến khích thu hút đầu tư về nông nghiệp, nông thôn, nhất là lĩnh vực được ưu đãi đặc biệt như chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung. Sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế phẩm sinh học. Nhà đầu tư được ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước; hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng... Tại hội thảo, Phó chủ tịch Huỳnh Anh Minh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đồng hành với doanh nghiệp, nông dân tạo liên kết 4 nhà (nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - nhà nông); đồng thời thành lập tổ, nhóm sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã để dễ dàng liên kết với doanh nghiệp... Ngân Hà – Báo BP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay16,029
  • Tháng hiện tại113,416
  • Tổng lượt truy cập5,840,825
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây