img1 img1 img1 img1 img1

Đã là “măng tây xanh” thì phải trồng theo “kiểu Tây”

Thứ hai - 24/08/2015 14:15
Hiện nay, sau hơn 1 năm trồng thí điểm cây măng tây xanh, nhiều bà con nông dân trong tỉnh ngậm ngùi nhìn cây èo oặt mà không có cách nào cứu vãn được. Tuy nhiên, mô hình măng tây xanh của ông Nguyễn Thanh Lâm ở ấp Bình Phú (xã An Phú, Hớn Quản) lại cho năng suất cao. 1,4 ha măng tây xanh của gia đình ông cho thu nhập bình quân khoảng 80 - 90 triệu đồng/tháng.
Đã là “măng tây xanh” thì phải trồng theo “kiểu Tây” http://www.sonongnghiepbp.gov.vn/v1/uploads/News/pic/1341192242.nv.gif Xem hình Hiện nay, sau hơn 1 năm trồng thí điểm cây măng tây xanh, nhiều bà con nông dân trong tỉnh ngậm ngùi nhìn cây èo oặt mà không có cách nào cứu vãn được. Tuy nhiên, mô hình măng tây xanh của ông Nguyễn Thanh Lâm ở ấp Bình Phú (xã An Phú, Hớn Quản) lại cho năng suất cao. 1,4 ha măng tây xanh của gia đình ông cho thu nhập bình quân khoảng 80 - 90 triệu đồng/tháng. Theo ông Lâm, để măng tây xanh cho hiệu quả kinh tế cao thì phải trồng theo “kiểu Tây”. “Kiểu Tây” ở đây là gì? Phóng viên Cổng TTĐT tỉnh xin chia sẻ tới bà con nông dân kỹ thuật trồng “kiểu Tây” của ông Lâm. Kỹ thuật chăm sóc phải hiện đại Tình cờ trong một lần tham quan các vườn măng tây xanh ở các tỉnh khác, ông Lâmđã bị chinh phục bởi màu xanh mướt của những vườn măng tây xanh này. Tháng 3/2011, ông mua 1kg giống nhập từ Mỹ với giá 36 triệu/kg để trồng trên 1,4ha đất của gia đình. “Loại cây này yếu ớt, đỏng đảnh, khó chịu và nhõng nhẽo như nàng tiểu thơ đài các, nên đòi hỏi công nghệ chăm sóc cao, giống sạch, đất sạch, quy trình chăm sóc sạch”, ông Lâm khởi chuyện. Theo đó, đất trồng măng tây xanh phải đảm bảo cân bằng độ ẩm 70-75%, có giấy quỳ và máy đo độ PH của nước. Để đảm bảo, độ PH phải nằm ở ngưỡng 6,5-7 độ, nhiệt độduy trì ở mức 25-30 độ C. Ngoài ra, phải đảm bảo cân bằng hàm lượng các thành phần dinh dưỡng NPK, trung, vi lượng;hạt giống lúc ươm trong bầu đòi hỏi đảm bảo giá thể 50-60% phân hữu cơ, còn lại là đất sạch. Ông Lâm lưu ý, đất trồng phải xới tơi xốp, lên luống, xử l‎ý triệt để nấm bệnh; đồng thời cần phải phân lô và giao trách nhiệm cụ thể cho người làm để kiểm soát gắt gao, nắm bắt kịp thời và có hướng xử l‎ý khi phát hiện bệnh. Ông Trần Kim Khánh, quản lý vườn măng tây xanh của ông Lâm, cho biết: “Cây măng tây xanh rất non yếu, dễ bị bệnh, nên cách đầu tư không đơn thuần như vườn bắp, cải mà đòi hỏi công nghệ chăm sóc tiên tiến, đúng khoa học kỹ thuật. Từ lúc ươm hạt đến khi cây được thu hoạch khoảng 9 tháng”. Cây dễ bị bệnh, khó chăm sóc… Cây măng tây xanh thuộc thân rau non yếu, sống trong môi trường giàu chấtdinh dưỡng, là điều kiện tốt cho sâu bệnh phát triển. Tất cả các dòng nấm bệnh nào trên cây thực vật đều có thể thâm nhập vào loại cây này. Trước đây, một số hộ dân trong tỉnh trồng măng tây xanh thất bại là do các hộ này chưa biết cách “ngâm ủ”, nên hiệu quả cây giống thấp. Một số hộ lại bón mùn cưa để tăng độ ẩm cho đất, nhưng gặp trời mưa sẽ dư độ ẩm và gây bệnh. Một số hộ lại mải mê khai thác mà không tái sinh cây mẹ nên cây cũng lụi dần. Khi cây mẹ đã già cần ngưng thu hoạch khoảng 2 tuần để cho cây con cứng cáp thay thế cây mẹ, sau đó mới tiếp tục thu hoạch. Ông Lâm khẳng định: “Măng tây xanh khó trồng. Nó đại kị nhất là nguồn nước nhiễm phèn, nghĩa là độ PH phải chuẩn”. … đòi hỏi người trồng phải có tác phong công nghiệp Ngoài ra, cây măng tây xanh còn đòi hỏi ở người trồng sự tận tụy, tỉ mỉ. Để có được vườn măng tây xanh như ý, ông Lâm đã cùng các công nhân trăn trở thức, ngủ cùng măng, bắt sâu, chăm bón, tưới nước, trị bệnh cho cây. Đặc biệt, cây ưa nước, trời nắng phải tưới 2 đến 3 lần/ngày.Ông Khánh cho biết thêm: “Trồng loại cây này, người trồng phải có sự hiểu biết nhất định về nó; chăm sóc đúng theo quy trình, giờ giấc, nguyên lý sinh trưởng của cây. Nhất là người chăm sóc phải có tác phong công nghiệp thực thụ, còn làm theo kiểu ăn xổi ở thì, thích thì làm, không thích thì thôi, chỉ trong 3 ngày nấm bệnh sẽ tấn công hết”. Nhờ sự tận tụy gắn bó và lối làm việc chuyên nghiệp, ông Lâm đã kịp thời cứu vườn cây một phen thoát khỏi dịch bệnh. Năm 2011, trong khi các vườn măng tây xanh ở Lộc Ninh bị bệnh chết hàng loạt, thì vườn của ông lại được cứu. Ông chia sẻ kinh nghiệm xử lý lúc đó là phun thuốc diệt khuẩn, nấm bệnh, kháng sinh; rải vôi, canh lại độ PH của đất; nhổ, đốt sạch những cây bị dịch bệnh để triệt tận gốc mầm bệnh cho những cây còn lại; chữa hết bệnh rồi mới dưỡng cây. Cho thu nhập hấp dẫn Măng tây xanh còn được gọi là “rau vua” trên thị trường quốc tế và là một dạng thực phẩm chức năng có hàm lượng dinh dưỡng đạm, protit, vitamin cao, lại có giá trị về dược liệu, kinh tế. Ngoài giá trị dinh dưỡng, măng tây xanh có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, ho, lợi tiểu; các bệnh tim mạch, đái tháo đường, viêm bàng quang, viêm gan. Trà măng tây xanh có tác dụng giúp người uống ngủ sâu giấc. Vì có những ưu việt đó, nên giá trị kinh tế của măng tây xanh vượt trội so với các loại rau khác. Hàng ngày, ông Lâm thu về từ 40 đến 140 kg măng/1,4 ha. Với giá bán 70 ngàn đồng/kg, có tháng cao điểm ông thu lãi trên 90 triệu đồng./.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay15,531
  • Tháng hiện tại64,087
  • Tổng lượt truy cập5,722,224
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây