Hội nông dân tỉnh bình phước

http://hoinongdan.binhphuoc.gov.vn


HND huyện Lộc Ninh đổi mới công tác vận động phát triển hội viên

Xác định công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng Hội viên là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác xây dựng tổ chức Hội, là vấn đề cốt lõi để xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong sạch vững mạnh, thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.
Hội Nông dân huyện phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban kinh tế - xã hội Hội Nông dân tỉnh thực hiện dự án hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp, liên kết theo chuỗi trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 06/3/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện đã thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức vận động, tập hợp hội viên, nông dân, đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân như xây dựng các mô hình mới, cách làm hay trong xây dựng các câu lạc bộ, các đội nhóm nông dân tự nguyện, phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, áp dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm...
Các cấp Hội phối hợp hướng dẫn thành lập 9 hợp tác xã gồm: 06 Hợp tác xã tiêu sạch tại xã: Lộc Tấn, Lộc Thạnh, Lộc Thuận, Lộc Quang, Lộc Hiệp; 02 HTX sản xuất kinh doanh cây ăn trái tại xã Lộc Thái, Lộc Thạnh, 01 hợp tác xã chăn nuôi tại xã Lộc Điền. Tiếp tục duy trì hoạt động của 7 chi hội nghề nghiệp, 16 tổ hội nghề nghiệp, các tổ hợp tác trồng lúa, trồng tiêu, nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi bò, dê, chăn nuôi hươu, nai sinh sản và lấy nhung, mô hình VAC, mô hình làm giỏ hoa phong lan, mô hình làm hoa khô nghệ thuật... đều đang phát huy hiệu quả cao. Các Hợp tác xã đều đã chủ động liên kết để sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao thu nhập của nông dân và kết nối thị trường thành công như các hợp tác xã trồng tiêu sạch được Hội Nông dân huyện hỗ trợ giới thiệu quảng bá sản phẩm tại Hội chợ trái cây và hàng nông sản tỉnh Bình Phước, các Hội chợ thương mại, liên kết với công ty Ned Spice thu mua tiêu của các Hợp tác xã theo dự án chuỗi cung ứng hồ tiêu bền vững. Đối với hợp tác xã cây ăn trái, Hội Nông dân huyện phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban kinh tế - xã hội Hội Nông dân tỉnh thực hiện dự án hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp, liên kết theo chuỗi trong xây dựng nông thôn mới và phối hợp với Công ty Nguyên Khang tạo đầu ra cho sản phẩm xoài đưa đến các siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh...
Hội Nông dân huyện phối hợp Sở Khoa học &Công nghệ, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh tổ chức các hoạt động động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho Hội viên, nông dân; Hướng dẫn các Hợp tác xã trồng cây ăn trái, trồng tiêu sạch đăng ký và thực hiện sản xuất theo hướng Vietgap nhằm thực hiện chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020”. Phối hợp trung tâm Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước chọn 4 hộ thực hiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vật liệu NANO làm điểm để chăm sóc, thu hoạch và bảo quản trái cây nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Để tạo nguồn cho hội viên vay vốn đầu tư sản xuất, các cấp Hội đẩy mạnh công tác xây dựng thực hiện các dự án quỹ hỗ trợ nông dân. Tổng số quỹ HND huyện đang quản lý Quỹ HTND các cấp là 6.959.116.000 đồng giải ngân cho 278 hộ. Trong đó, quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh và trung ương với tổng số vốn là 4 tỷ 290 triệu đồng, giải ngân cho 97 hộ, Quỹ hỗ trợ nông dân huyện là 844.357.000 đồng giải ngân cho 21 hộ. Quỹ hỗ trợ nông dân tại các xã, thị trấn là 1.25.439.000 giải ngân 160 hộ. Các dự án quỹ hỗ trợ nông dân huyện đầu tư tập trung đầu tư cho các mô hình kinh tế tập thể, các hợp tác xã, chi tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn huyện, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho các mô hình kinh tế tập thể do Hội Nông dân huyện xây dựng, thành lập.
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, HND tỉnh Bình Phước khảo sát chọn 02 hộ nông dân trồng tiêu tại xã Điền để xây dựng mô hình “Ứng dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm kết hợp với chất giữ ẩm AMS-1” tổng số tiền hỗ trợ thực hiện 2 mô hình là 100 triệu đồng.
Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện phối hợp Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, công ty TNHH CPV Food tổ chức 3 lớp tư vấn, giới thiệu việc làm tại 3 xã Lộc Hòa, Lộc Hiệp, Lộc Thuận với 180 người tham gia và tổ chức 03 lớp đào tạo nghề kỹ thuật chế biến gà với trên 100 người tham gia tại xã Lộc Hiệp, Lộc Hòa; Tổ chức 02 lớp tập huấn về các giải pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ bệnh về cây tiêu và cây có múi tại 2 xã: Lộc Hòa và Lộc Thái. Giới thiệu chuyên gia Nhật Bản tổ chức hội thảo đầu bờ, hướng dẫn kỹ thuật về trồng tiêu và trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ, sử dụng phân bón gà Nhật Bản tại 2 xã Lộc Quang và Lộc Thái. Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Bình Phước và Công ty cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh – chi nhánh Đông Nam Bộ tổ chức hội thảo áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm kết hợp với chất giữ ẩm AMS-1 và bón phân hữu cơ sinh học cho cây Hồ tiêu tại xã Lộc Hiệp; Phối hợp với Trung tâm Khoa học và Công nghệ thuộc sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước tổ chức tập huấn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vật liệu NANO vào chăm sóc, thu hoạch và bảo quản trái cây nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm cho các hộ trồng cây ăn trái trên toàn huyện với 115 người tham gia, tổ chức tại xã Lộc Thạnh; Phối hợp với công ty Thiên Đường tổ chức tập huấn về trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm cây đinh lăng tại xã Lộc Khánh. Với tổng số trên 291 lượt hội viên nông dân tham gia. Các cơ sở Hội phối hợp tổ chức được 182 cuộc hội thảo, tập huấn KHKT về chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cây trồng, vật nuôi với 9.478 lượt hội viên tham gia.
Với những kết quả, giải pháp thực hiện như trên, việc xây dựng các mô hình mới, cách làm hay, được các cấp Hội trong toàn huyện quan tâm và đẩy mạnh thực hiện, đặc biệt là phát huy hiệu quả, thiết thực trong xây dựng các câu lạc bộ, các đội nhóm nông dân tự nguyện, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã và tuyên truyền vận động hội viên, nông dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đã nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội và phong trao nông dân, từ đó đã thu hút đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, vai trò tập hợp nông dân được phát huy. Năm 2019, các cấp Hội trong toàn huyện đã vận động được 800 nông dân vào Hội, nâng tổng số hội viên đến nay là 13.189 hội viên, trong đó, có 620 đảng viên, 2.546 hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số, 1.951 hội viên là đồng bào có đạo.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây