img1 img1 img1 img1 img1

Chung tay vì vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ sáu - 10/03/2017 08:58
Định kỳ hằng năm hoặc các đợt cao điểm, ngành chức năng đều tổ chức kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, những hoạt động này cũng như “bắt cóc bỏ dĩa” bởi ngay sau đó, nhiều cơ sở vẫn lén lút vi phạm ATTP. Một số bếp ăn tập thể vẫn xảy ra sự cố về ATTP khiến người lao động và nhân dân lo lắng.

KHÓ KIỂM SOÁT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM BẾP ĂN TẬP THỂ
Trong một đợt giám sát về ATTP bếp ăn tập thể tại Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (Đồng Phú), ông Phan Thanh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, cho biết: Trên địa bàn huyện Đồng Phú không xảy ra ngộ độc thực phẩm nhưng vẫn có sự cố về ATTP. Cụ thể, năm 2012, sự cố có dòi trong khẩu phần thức ăn của công nhân Công ty TNHH Freewell khiến hàng ngàn công nhân lo lắng đòi bỏ việc. Một sự cố khác xảy ra tại Công ty TNHH Yakjin Sài Gòn vào năm 2014 khiến 800 công nhân bỏ làm. Tháng 12-2016, sự cố về ATTP lại tiếp tục xảy ra tại bếp ăn tập thể Công ty TNHH Yakjin Sài Gòn khiến hơn 100 công nhân phải nhập viện. Bà Lê Thị Thúy Hồng, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh) cho rằng: Đối với các bếp ăn tập thể, mặc dù có hợp đồng kinh tế rõ ràng nhưng trong hợp đồng cung cấp nguyên liệu tươi sống không thể hiện rõ nguồn gốc. Điều này rất bất cập nếu bếp ăn tập thể xảy ra sự cố về ATTP sẽ khó truy tìm nguồn gốc thực phẩm để quy trách nhiệm. SỰ PHỐI HỢP GIỮA CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 3 sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương thực hiện quy chế phối hợp quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh. Nhưng trong quy chế phối hợp không thể hiện rõ mối quan hệ chặt chẽ, chi tiết giữa các cơ quan chức năng này với chính quyền địa phương để giải quyết vấn đề ATTP khi xảy ra sự cố trên địa bàn. Bởi có những trường hợp khi trên địa bàn xảy ra sự cố về ATTP, chính quyền địa phương rất lúng túng, bị động, phải đợi cơ quan chức năng tới để cùng giải quyết. Đó là một bất cập cần chấn chỉnh sớm để nhanh chóng giải quyết những sự cố về ATTP. Ông Nguyễn Khắc Vĩnh, Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Phú tại cuộc họp với đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh vào ngày 22-2-2017, đã kiến nghị: Đề nghị tham mưu UBND tỉnh phân cấp nhiệm vụ thực hiện một số thủ tục hành chính về ATTP cho tuyến huyện để nâng cao trách nhiệm, tăng cường công tác quản lý, thống kê, kiểm soát các cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm thuộc ngành quản lý trên địa bàn. Bởi khi xảy ra sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn nhưng do quy chế phối hợp quản lý nhà nước về ATTP, chúng tôi không có chức năng giải quyết trực tiếp mà phải chờ đợi. Trong khi đó, việc bảo đảm ATTP tại cơ sở xã, phường, thị trấn cũng chỉ giao trách nhiệm quản lý nhà nước và giải quyết sự vụ cho trạm y tế xã. Do đó, có những bất cập trong ATTP người đứng đầu cấp xã hầu như không nắm rõ. CẦN MẠNH TAY VỚI HÀNH VI VI PHẠM ATTP Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị toàn quốc về vấn đề ATTP năm 2016 đã nhấn mạnh: Cần phải có biện pháp mạnh, kiên quyết, toàn diện để quản lý ATTP. Nếu không quy trách nhiệm người đứng đầu thì khó thành công. Do đó, việc xảy ra sản xuất - kinh doanh thực phẩm trái phép tại xã, huyện, tỉnh thì lãnh đạo, người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm trước tiên rồi đến lãnh đạo ngành. Bà Tôn Ngọc Hạnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết: Quốc hội đã ra nghị quyết giám sát chuyên đề tối cao về ATTP. Hầu hết tỉnh, thành phố trong cả nước đã đồng loạt triển khai. Khi xảy ra sự cố về ATTP trên địa bàn, chính quyền địa phương không thể đứng ngoài cuộc đợi cơ quan chức năng; các cấp xã, phường, thị trấn cũng cần phải đưa vấn đề ATTP vào nghị quyết để hành động và có những chế tài xử phạt thích đáng đối với hành vi vi phạm về ATTP. Thị xã Đồng Xoài là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, có chợ đầu mối nên lượng hàng hóa, thực phẩm đa dạng, phong phú. Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhưng vấn đề ATTP trên địa bàn thị xã vẫn còn nhiều bất cập. Giai đoạn 2011-2016, UBND thị xã Đồng Xoài đã thành lập hơn 170 lượt đoàn thanh - kiểm tra trên 5.256 lượt cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh tiêu dùng và dịch vụ ăn uống. Qua kiểm tra, các đoàn đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 295 cơ sở với tổng 450 triệu đồng. Tiêu hủy hơn 3.350kg sản phẩm động vật, thịt gia súc không rõ nguồn gốc, không bảo đảm ATTP; 2.875 lít tương đỏ - đen không rõ xuất xứ; 935kg trái cây các loại do Trung Quốc và Thái Lan sản xuất; 87kg nguyên liệu dùng chế biến thực phẩm trị giá hàng trăm triệu đồng. Cẩm Liên - Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay39
  • Tháng hiện tại228,136
  • Tổng lượt truy cập6,661,715
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây