img1 img1 img1 img1 img1

Bình Phước: thêm 2 xã xuất hiện bệnh bạch hầu

Thứ năm - 28/07/2016 07:55
Chiều 27-7, bác sĩ Quách Ái Đức - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước - cho hay có thêm 2 xã mới xuất hiện dịch bệnh bạch hầu, nâng tổng số lên 4 xã.
4 xã có dịch bệnh bạch hầu gồm: Thuận Phú, Thuận Lợi, Đồng Tiến và Tân Lợi (huyện Đồng Phú). Đáng chú ý, 4 ca nhiễm bệnh là người đồng bào dân tộc S’tiêng ở xã Tân Lợi mới nhập viện đều dương tính với bệnh bạch hầu. Hiện 4 ca này đã được nhập viện, cách ly điều trị theo phác đồ. “Nguyên nhân hai xã mới xuất hiện dịch bệnh bạch hầu do người dân ở hai xã này đi thăm người thân và đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu, sau khi trở về thì bị lây bệnh. Các bệnh nhân có các triệu chứng như: sốt, viêm họng, đau đầu, sổ mũi…” - bác sĩ Đức nói. Tính đến nay đã có 11 ca được xác định mắc bệnh bạch hầu, 4 ca dương tính với bệnh bạch hầu, 52 ca đang giám sát, theo dõi và 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Cũng theo bác sĩ Đức, trong tổng số 10.000 liều văcxin được cấp để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan đến nay đã tiêm hết 8.000 liều cho người dân có nguy cơ mắc bệnh cao tại hai xã Thuận Lợi, Thuận Phú (tỉ lệ đạt trên 98%). 2.000 liều còn lại đang được tiếp tục tiêm cho những người có nguy cơ mắc cao tại các xã có dịch bệnh. Do là căn bệnh rất dễ lây lan nên bác sĩ Đức khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh bạch hầu, nếu bắt buộc phải tiếp xúc cần sử dụng khẩu trang. Sau khi tiếp xúc nên sử dụng thuốc dự phòng theo đúng phác đồ. Đối với người nhiễm bệnh bạch hầu, cần cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp và đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như: sốt, đau họng, viêm amiđan, sưng quanh cổ... cần đến khám tại các cơ sở y tế. Ngoài ra cần vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn. Tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bạch hầu Vừa qua, ngày 15/7/2016 UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 1954 công bố dịch bệnh bạch hầu quy mô cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền tình hình dịch bệnh do vi khuẩn bạch hầu gây ra, đề nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện tốt các nội dung sau: 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tình hình dịch bệnh do vi khuẩn bạch hầu, mức độ nguy hiểm, cách phát hiện và phòng ngừa dịch bệnh do vi khuẩn bạch hầu, chủ động phát hiện sớm các ổ dịch, dấu hiệu mắc bệnh do vi khuẩn bạch hầu để hạn chế thấp nhất việc lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh. 2. Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, ưu tiên chuyển tải các thông điệp và khuyến cáo đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh từ dưới 1 tuổi đến 25 tuổi, về bệnh và cách phòng, chống dịch bệnh do vi khuẩn bạch hầu để CBCCVC và người lao động chủ động phòng, chống dịch bệnh. 3. Thông báo ngay cho Trung tâm Y tế địa phương khi phát hiện có nghi vấn người bị mắc bệnh, cần cách ly và đưa đến bệnh viện gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời. Nguồn báo Tuổi Trẻ, UBND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay11,164
  • Tháng hiện tại51,034
  • Tổng lượt truy cập5,778,443
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây