img1 img1 img1 img1 img1

Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển các giống cam sạch bệnh, hướng đi mới cho cây ăn quả có múi của Bình Phước

Thứ sáu - 17/09/2021 10:22
Sáng ngày 14/9/2021, TS. Đặng Hà Giang - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ tịch, Thường trực Hội đồng (KH&CN), được sự ủy quyền của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KH&CN tỉnh, đã chủ trì họp trực tuyến tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển các giống cam sạch bệnh, không hạt, năng suất, chất lượng cao, chín rải vụ cho tỉnh Bình Phước”.
TS. Đặng Hà Giang, Giám đốc Sở KH&CN phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
TS. Đặng Hà Giang, Giám đốc Sở KH&CN phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
         Tham gia phản biện buổi xét duyệt trực tuyến có TS. Mai Văn Trị (phản biện 1), TS. Phạm Đức Toàn. Đề tài do TS. Lê Quốc Hùng, Viện Di truyền Nông nghiệp thực hiện. Dự kiến đề tài sẽ được thực hiện trong 36 tháng.

        Theo báo cáo, đề tài sẽ thực hiện 4 nội dung nghiên cứu chính: (1). Xây dựng được mô hình trồng mới có sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho 05 giống cam sạch bệnh, quy mô 5 ha. Với chỉ tiêu cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 98%. Năng suất năm thứ 3 đạt từ 12-15 tấn/ha trở lên; (2). Tuyển chọn được 1-2 giống triển vọng, sạch bệnh, không hạt, năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở tỉnh Bình Phước; (3). xây dựng được hệ thống sản xuất giống 03 cấp sạch bệnh, nhằm cung cấp giống S2 sạch bệnh cho các công ty và địa phương; (4). Đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật cho 200 lượt người nắm bắt được kỹ thuật trồng thâm canh, quản lý thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất cam sạch bệnh.
Sau khi nghe nhóm nghiên cứu báo cáo thuyết minh đề cương, các nhà khoa học cũng như các thành viên hội đồng khoa học đã có nhiều ý kiến đóng góp dành cho nhóm nghiên cứu. Đồng thời đánh giá, đây là đề tài có tính mới, chưa có nghiên cứu, trồng thử, đánh giá và tuyển chọn giống cam ít hạt thích nghi với điều kiện ôn đới và bán nhiệt đới của Bình Phước, chưa có tổ chức hệ thống sản xuất cây giống cam 3 cấp sạch bệnh trong nhà lưới.
 
           Theo đó TS. Mai Văn Trị đề nghị chủ nhiệm đề tài cần xem xét chỉnh sửa, bổ sung để thuyết minh đề cương đạt giá trị khoa học cao nhất. Theo như mục tiêu và nội dung nghiên cứu tác giả đề cập thì nội dung nghiên cứu chưa có sự thống nhất xuyên suốt với mục tiêu chung, đặc biệt là nội dung tuyển chọn giống. Tác giả cần bổ sung nội dung và phương pháp thực hiện để tuyển chọn được từ 1 đến 2 giống cam đạt các tiêu chí đề ra, tránh ghi chung chung; nội dung “rải vụ” chưa được làm rõ ở mục tiêu cụ thể, nếu có trồng thử để đánh giá nhằm tuyển chọn giống thích hợp thì phải có giống đối chứng để so sánh; nên có lặp lại nghiệm thức và xử lý thống kê số liệu để tăng độ tin cậy của kết quả tuyển chọn giống.
Tác giả cần làm rõ phương pháp nhân giống, phương án tiêu thụ cây giống, tiêu chuẩn và cách đánh giá mức độ sạch bệnh của cây giống.

          Phát biểu tại cuộc họp TS Đặng Hà Giang - Giám Đốc Sở KH&CN, Phó Chủ tịch, Thường trực Hội đồng KH&CN tỉnh yêu cầu chủ nhiệm đề tài cần nghiêm túc tiếp thu các góp ý của các nhà khoa học và thành viên hội đồng; bổ sung nội dung đánh giá tổng quan, thực hiện khảo sát thực tế điều kiện thổ nhưỡng cụ thể từng khu vực của Bình Phước để có lựa chọn địa điểm triển khai mô hình phù hợp; cân nhắc lại diện tích của mỗi mô hình; xây dựng lại dự toán kinh phí đề tài cho phù hợp với một đề tài cấp tỉnh của Bình Phước… Nhóm tác giả sẽ có 30 ngày để chỉnh sửa, hoàn thiện về nội dung thuyết minh, dự toán kinh phí để trình UBND tỉnh phê duyệt. Hội đồng đã bỏ phiếu thông qua đề cương đề tài.
 

Tác giả bài viết: Hương Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay1,248
  • Tháng hiện tại229,345
  • Tổng lượt truy cập6,662,924
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây