img1 img1 img1 img1 img1

Hồ tiêu ở Đắc Nông lâm cảnh mất mùa kép

Thứ hai - 20/02/2017 10:26
NDĐT - Hiện nay nông dân các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đác Nông nói riêng đang bước vào chính vụ thu hoạch hồ tiêu, tuy nhiên người nông dân kém vui vì trong những năm gần đây giá hồ tiêu liên tục giảm sâu. Bên cạnh đó, do hạn hán kéo dài khiến năng suất của hồ tiêu năm nay giảm từ 20 - 25% so với trước nên người trồng hồ tiêu ở Đác Nông lâm cảnh mất mùa kép. Vấn đề nâng cao chất lượng và phát triển bền vững hồ tiêu lại được đặt ra trong bối cảnh loại cây này đang liên tục phát triển “nóng", vượt tầm kiểm soát của chính quyền địa phương.
Hệ lụy từ sản xuất tự phát
Trong những ngày đầu xuân Đinh Dậu, chúng tôi về các vùng trồng tiêu trọng điểm của tỉnh Đác Nông; không khí thu hoạch hồ tiêu của người dân diễn ra rất khẩn trương, tuy nhiên ai nấy đều không vui bởi tiêu năm nay mất mùa, rớt giá. Trên khuôn mặt nhễ nhải mồ hôi, ông Đào Thành, xã Nâm N’Jang, huyện Đác Song cho biết: “Với hơn 5 ha hồ tiêu kinh doanh, những năm được mùa sản lượng đạt khoảng 20 tấn, giá bán giao động từ 180 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng/1kg gia đình tôi thu về gần 4 tỷ đồng. Thế nhưng, năm nay do gặp nắng hạn kéo dài ngay từ đầu vụ khiến chuỗi tiêu bị răng cưa, kéo giảm sản lượng khoảng 20-25% so với trước. Cùng với đó, giá hồ tiêu liên tục giảm sâu, hiện nay chỉ còn khoảng 130 nghìn đồng/1kg nên mùa thu hoạch tiêu năm nay người trồng tiêu bị thiệt hại rất lớn”. Trước sự “đỏng đảnh” của giá hồ tiêu, các loại bệnh hại khiến hồ tiêu chết hàng loạt trong những năm gần đây, nhiều nông dân đã chuyển hướng sang canh tác theo mô hình đa cây, đa con để bảo đảm phát triển bền vững. http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/images/2017/thanhtra/02/Screenshot%20(602).png http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/images/2017/thanhtra/02/Screenshot%20(602).png Nông dân Đác Nông tập trung thu hoạch hồ tiêu. Ông Nguyễn Thành Khang, xã Đác Wer, huyện Đác R’lấp có 5 ha đất nông nghiệp, trên diện tích này ông đã trồng 2,6 ha hồ tiêu với năng suất khoảng 8 tấn/1ha. Tuy nhiên, nhận thấy việc phát triển cây tiêu có nhiều rủi ro về dịch bệnh, giá cả bấp bênh nên ông đã chuyền hướng trồng xen với một số loại cây trồng khác, đồng thời thâm canh tăng năng suất theo hướng sinh học để tránh thiệt hại lớn khi cây tiêu bị bệnh hoặc giá đổi chiều. Ông Khang khẳng định: “Mặc dù năm nay tiêu mất mùa, giá rất thấp nhưng so với các loại cây trồng khác lợi nhuận vẫn cao hơn gấp 3 đến 4 lần. Gia đình tôi vẫn quyết tâm theo đuổi cây hồ tiêu, vì đây chính là loại cây giúp người nông dân làm giàu. Tuy nhiên, để tránh rủi ro nên tôi tập trung thâm canh tăng năng suất, trồng theo phương pháp sinh học kết hợp trồng xen với các loại cây khác nhằm tạo môi trường sinh thái, tăng thêm thu nhập, tránh được thiệt hại lớn khi cây tiêu gặp sự cố hoặc giá tiêu lao dốc”. Nguyên nhân giá hồ tiêu liên tục giảm sâu trong những năm gần đây được chính quyền địa phương xác định là do người dân ồ ạt mở rộng riện tích dẫn đến dư thừa sản lượng. Mặt khác, việc sản xuất hồ tiêu hiện nay chủ yếu là quảng canh, không bảo đảm các tiêu chuẩn về chất lượng nên chỉ một số rất ít sản lượng xuất khẩu đi các thị trường lớn như: Mỹ, Hà Lan... số còn lại chủ yếu tiêu thụ nội địa và một số thị trường nhỏ trong khu vực. Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đác R’lấp Phạm Quang Vượng cho biết: “Do giá hồ tiêu tăng cao, trong khi đó giá các loại cây trồng khác nhất là giá mủ cao su luôn thấp dưới mốc đáy nên người nông dân đã đồng loạt chặt bỏ cao su để trồng tiêu. Chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp các cấp cũng đã khuyến cáo nông dân tập trung thâm canh tăng năng suất, không nên phát triển ồ ạt để tránh thiệt hại, nhưng người dân vẫn liên tục phá bỏ cao su để trông tiêu bất chấp rủi ro. Riêng Đác R’lấp mỗi năm có khoảng 1.000 ha cây cao su và cây trồng khác bị chặt hạ để trồng tiêu, vượt tầm kiểm soát của địa phương...”. Sớm có giải pháp phát triển đúng hướng Theo quy hoạch, đến năm 2020 diện tích cây hồ tiêu của Đác Nông khoảng 14 nghìn ha, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay con số này đã vượt lên gấp đôi với khoảng 28 nghìn ha. Trong đó, Đác Song là huyện có diện tích cây hồ tiêu lớn nhất với hơn 15 nghìn ha, các huyện còn lại khoảng từ 4 đến 6 nghìn ha, con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà đang tăng nóng hằng ngày. Hồ tiêu thực sự trở thành cây làm giàu và đem lại thu nhập tiền tỷ cho nông dân, tuy nhiên cũng chính cây hồ tiêu đã đẩy nhiều hộ dân lâm cảnh trắng tay. Chủ tịch UBND xã Nâm N’Jang, huyện Đác Song Nguyễn Hữu Tầm cho biết: “Có những thời điểm cây tiêu bị bệnh chết nhanh trên diện rộng khiến nhiều nông dân thiệt hại rất nặng nề, thế nhưng họ vẫn tìm cách thế chấp tài sản vay tiền để trồng hồ tiêu bằng mọi giá. Mỗi năm xã có khoảng 5 đến 7 trăm ha cà-phê và cây trồng khác bị chặt bỏ để trồng tiêu, dẫn đến mất cân đối về cơ cấu cây trồng tại địa phương. Hiện, chúng tôi đang định hướng nông dân phát triển tiêu theo hướng sinh học, thâm canh tăng năng suất; đồng thời xúc tiến thành lập nhóm sở thích, tổ hợp tác sản xuất tiêu bền vững nhằm hạn chế tối đa bệnh hại và tìm đầu ra ổn định, tránh thiệt hại lớn cho người trồng tiêu”. Do nhu cầu đất trồng tiêu tăng cao nên ngoài việc chặt cao su, một số cây nông nghiệp khác, người dân còn phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để ồ ạt trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, mỗi năm tỉnh Đác Nông có hàng trăm ha rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm chủ yếu là để trồng tiêu. Phó Chủ tịch UBND huyện Đác G’long Lê Quang Dần cho biết: “Diện tích cây hồ tiêu tiếp tục được nông dân phát triển ồ ạt, tạo nên áp lực rất lớn đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Huyện đã khuyến cáo người dân không nên phát triển cây tiêu ngoài quy hoạch, ở vùng đất dốc, thiếu nước, đất bạc màu… Riêng diện tích tiêu trồng trên đất có nguồn gốc phá rừng thì kiên quyết thu hồi để phát triển rừng. Tuy nhiên, trong khi việc thu hồi hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn thì các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng mới để trồng tiêu lại liên tục xảy ra. Hiện trên địa bàn đã xuất hiện bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu nhưng xem ra người dân vẫn bỏ qua khuyến cáo của chính quyền địa phương, tiếp tục mở rộng diện tích, sẵn sàng “đánh cược” với cây hồ tiêu”. http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/images/2017/thanhtra/02/3.png http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/images/2017/thanhtra/02/3.png Nông dân Đác Nông tập trung thu hoạch hồ tiêu. Vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch hiện nay còn nhiều bất cập, trên thực tế sản phẩm sản xuất trong hay ngoài vùng quy hoạch đều do nông dân tự tìm đầu ra, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp chưa có cơ chế bảo hộ về giá cho sản phẩm sản xuất theo quy hoạch. Điều này cho thấy, từ việc quy hoạch đến tuân thủ đúng quy hoạch và áp dụng quy hoạch vào thực tiễn vẫn còn một khoảng cách quá xa. Chưa thể dùng chế tài của luật để quản lý quy hoạch trong khi cơ chế bảo đảm đầu ra cho sản phẩm đang còn bỏ ngỏ. Cái cốt lõi để thực hiện và quản lý sản xuất bằng quy hoạch vẫn là bảo đảm lợi ích thiết thực, chính đáng cho nông dân. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đác Nông Lê Trọng Yên cho biết: “Định hướng của Đác Nông là tập trung phát triển hồ tiêu bền vững theo hướng đa dạng sinh học, tạo cơ chế thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu để hướng vào thị trường lớn trong thời kỳ hội nhập. Tập trung quản lý quy hoạch, chất lượng cây giống, vật tư nông nghiệp; khuyến khích chuyển đổi cây trồng phù hợp, khuyến cáo nông dân không phát triển ồ ạt diện tích. Đồng thời chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn tập trung hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, thủ tục pháp lý để thành lập nhóm đồng sở thích, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất tiêu bền vững... không vì thành tích về số lượng, tập trung nâng cao chất lượng để tiến tới xây dựng thương hiệu hồ tiêu Đác Nông. Đến năm 2018, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ dự án phát triển hồ tiêu bền vững, xây dựng nhà máy chế biến sâu... để bảo đảm đầu ra ổn định cho cây hồ tiêu”. Tình trạng chặt trồng, trồng chặt, sản xuất theo thời giá đã và đang diễn ra nhiều năm nay đối với một số loại cây trồng, gây thiệt hại lớn đối với người sản xuất, nhiều nông dân đã rơi vào cảnh trắng tay. Hiện nay cây hồ tiêu đang tiếp tục lặp lại kịch bản, phát triển ồ ạt theo kiểu mạnh ai nấy làm, bất chấp quy hoạch, khuyến cáo của chính quyền địa phương và tương lai của cây hồ tiêu cũng không nằm ngoại lệ. Ngay từ bây giờ người trồng hồ tiêu phải “tỉnh mộng” làm giàu trong “chớp mắt”, có phương pháp canh tác hợp lý, bền vững để không rơi vào ngõ cụt khi giá tiêu đổi chiều hoặc cây tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm trên diện rộng như thời gian qua. NGUYỄN VĂN YÊN (Báo Nhân Dân điện tử)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay11,119
  • Tháng hiện tại65,701
  • Tổng lượt truy cập5,793,110
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây