img1 img1 img1 img1 img1

KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2016

Thứ hai - 14/03/2016 10:43
Hiện nay, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang từng bước phát triển về số lượng, chất lượng. Theo số liệu thống kê ngày 01/10/2015, tổng đàn heo toàn tỉnh là 284.581 con, tăng 9.4% so với năm 2014, chăn nuôi theo quy mô trang trại tập trung chiếm 97,52% so với tổng đàn; Tổng đàn gà là 4.219.000 con tăng 2,13% so với năm 2014, chăn nuôi theo quy mô trang trại chiếm 75.97% so với tổng đàn.
Để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ cho đàn gia súc, gia cầm phát triển bền vững, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 258/KH-UBND ngày 23/12/2015 về việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2016. Theo chỉ đạo kế hoạch, tập trung vào các công việc như: kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp; tăng cường công tác tuyên truyền; tăng cường giám sát dịch bệnh; rà soát công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đến tuổi tiêm phòng; dự phòng hóa chất tiêu độc khử trùng để thực hiện tiêu độc tại các ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ... Kế hoạch đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, cụ thể, khi chưa có dịch xảy ra: thực hiện thông tin tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, chính xác bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh; tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hệ thống thú y và lực lượng trực tiếp tham gia tiêm phòng, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm; thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh. Về tiêm phòng vắc xin: Tổ chức tiêm phòng vắc xin cho gia súc theo 2 đợt/năm, đợt 1 vào tháng 3-4, đợt 2 vào tháng 9-10, ngoài ra còn tiêm phòng bổ sung các tháng còn lại. Về khử trùng tiêu độc: toàn tỉnh tổ chức 02 đợt tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi, tăng cường công tác quản lý chăn nuôi và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Cùng với đó thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Khi có dịch xảy ra: Thực hiện đồng bộ các giải pháp bao vây, khống chế, dập dịch hiệu quả theo quy định của Chính Phủ, Bộ NN&PTNT và BCĐ các cấp như: Công bố dịch, xử lý ổ dịch, vệ sinh tiêu độc ổ dịch, lập các chốt kiểm soát tạm thời, tiêm phòng bao vây ổ dịch… Thực hiện Kế hoạch số 258/KH-UBND ngay từ đầu năm 2016, Chi cục Chăn nuôi - Thú y đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của tỉnh; ban hành Công văn số 174/UBND-KTN ngày 20/01/2016 về việc tăng cường công tác phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người và Công văn số 285/UBND-KTN ngày 02/02/2016 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp trước và sau Tết Bính Thân 2016. Chi cục xây dựng kế hoạch phân công trực phòng, chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, nhằm tiếp nhận và xử lý thông tin báo cáo dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển đặc biệt là trước, trong và sau tết Bính thân. Duy trì hoạt động của các Trạm kiểm dịch động vật 24/24 giờ. Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm dịch tại Trạm kiểm dịch động vật Tân Lập, Trạm kiểm dịch động vật Chơn Thành và Trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; Chỉ đạo Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện, thị xã rà soát, báo cáo số lượng gia súc chăn nuôi nhỏ lẻ và đăng ký số lượng vắc xin tiêm phòng bệnh cho gia súc chuẩn bị cho công tác triển khai tiêm phòng định kỳ đợt I/2016; Đôn đốc các công ty chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi thưc hiện đăng ký xây dựng, thẩm định cơ sở an toàn dịch bệnh. Để công tác phòng chống dịch bệnh được kịp thời và hiệu quả, ngoài vai trò của ngành Thú y thì việc nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người chăn nuôi là hết sức quan trọng. Chi cục Chăn nuôi - Thú y mong rằng người chăn nuôi tích cực tham gia các đợt tiêm phòng do cơ quan thú y tổ chức; chăm sóc, nuôi dưỡng tốt vật nuôi; có biện pháp xử lý chất thải hợp lý, vệ sinh, tiêu độc định kỳ; Khi phát hiện vật nuôi có biểu hiện bất thường, bị bệnh phải báo ngay cho chính quyền địa phương, nhân viên thú y xã để có biện pháp xử lý dịch bệnh theo quy định. Không bán chạy gia súc, gia cầm bệnh; không vứt xác gia súc, gia cầm bệnh bừa bãi làm dịch bệnh lây lan./. Nguồn tin: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay97
  • Tháng hiện tại3,444
  • Tổng lượt truy cập6,726,878
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây