SẢN PHẨM AN TOÀN TỪ SẢN XUẤT ĐẾN TIÊU DÙNG
Theo đó, quy hoạch nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất chăn nuôi theo hướng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; hình thành khu vực chăn nuôi tập trung cung cấp thực phẩm cho các đô thị, khu công nghiệp và xuất khẩu trên cơ sở các chuỗi liên kết khép kín, chuỗi sản phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu dùng.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Tổng đàn heo đạt 800 ngàn con (riêng Lộc Ninh không quá 360 ngàn con); chăn nuôi tập trung đạt 90% tổng đàn, nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao trên 70%; 80% cơ sở chăn nuôi quy mô công nghiệp thực hiện theo chuỗi ngành hàng khép kín. Tổng đàn gia cầm đạt 9 triệu con; chăn nuôi tập trung 88% tổng đàn; nuôi tập trung công nghệ cao trên 70%; 80% cơ sở chăn nuôi quy mô công nghiệp thực hiện theo chuỗi ngành hàng khép kín. Duy trì đàn trâu, bò 45 ngàn con. Các cơ sở giết mổ phải đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Đến năm 2030: Tổng đàn heo đạt 1 triệu con (riêng Lộc Ninh không quá 360 ngàn con); chăn nuôi tập trung 95% tổng đàn, nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao trên 80%; 85% cơ sở chăn nuôi quy mô công nghiệp thực hiện theo chuỗi ngành hàng khép kín. Tổng đàn gia cầm đạt 9 triệu con; chăn nuôi tập trung 95%; nuôi tập trung công nghệ cao trên 75%; 85% cơ sở chăn nuôi quy mô công nghiệp thực hiện theo chuỗi ngành hàng khép kín. Tổng đàn trâu, bò 45 ngàn con.
Quy hoạch vùng cấm chăn nuôi tập trung gồm các phường, xã thuộc thị xã, các trung tâm thị trấn, khu trung tâm hành chính xã và các công trình hạ tầng xã hội tại điểm dân cư nông thôn; các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch sinh thái, di tích lịch sử, công trình công cộng, hành lang bảo vệ hồ thủy lợi, thủy điện, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ
Ngoài những vùng cấm chăn nuôi là vùng phát triển chăn nuôi. Các cơ sở chăn nuôi tập trung phải đáp ứng đầy đủ quy định cụ thể về điều kiện vệ sinh thú y hiện hành và quy định khác liên quan. Địa điểm, vị trí cơ sở chăn nuôi phải theo quy hoạch của UBND tỉnh đáp ứng đầy đủ điều kiện vệ sinh thú y, phải cách biệt tối thiểu 100m với đường giao thông chính, suối, phải cách biệt tối thiểu 500m với các cụm dân cư tự phát...
Đối với quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn đến năm 2020, cụ thể: thị xã Đồng Xoài 1-2 cơ sở giết mổ gia súc, 1 cơ sở giết mổ gia cầm. Huyện Đồng Phú 2 cơ sở giết mổ gia súc, 2 cơ sở giết mổ gia cầm. Huyện Chơn Thành 3 cơ sở giết mổ gia súc, 1 cơ sở giết mồ gia cầm. Huyện Hớn Quản 3 cơ sở giết mổ gia súc, 1 cơ sở giết mổ gia cầm. Thị xã Bình Long 2 cơ sở giết mổ gia súc, 1 cơ sở giết mổ gia cầm. Huyện Lộc Ninh 4 cơ sở giết mổ gia súc, 1 cơ sở giết mổ gia cầm. Huyện Bù Đốp 2 cơ sở giết mổ gia súc, 1 cơ sở giết mổ gia cầm. Huyện Bù Gia Mập 5 cơ sở giết mổ gia súc, 1 cơ sở giết mổ gia cầm. Thị xã Phước Long 1 cơ sở giết mổ gia súc, 1 cơ sở giết mổ gia cầm. Huyện Bù Đăng 9 cơ sở giết mổ gia súc, 1 cơ sở giết mổ gia cầm. Huyện Phú Riềng 3 cơ sở giết mổ gia súc, 1 cơ sở giết mổ gia cầm.
Đến năm 2030, duy trì hệ thống cơ sở giết mổ đã có, trường hợp địa phương nào có nhu cầu giết mổ tăng cao thì tiến hành nâng cấp hoặc xây mới cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp. Địa điểm vị trí xây dựng cơ sở giết mổ tập trung phải theo quy hoạch của UBND tỉnh, đáp ứng đầy đủ điều kiện vệ sinh thú y; phải cách biệt tối thiểu 500m với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi tập trung đông người, quốc lộ, sông suối, nguồn cấp nước sinh hoạt; phải cách biệt tối thiểu 1km với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm.
Khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư từ nay đến năm 2030 xây dựng ít nhất 2 nhà máy chế biến đóng gói, có thương hiệu từ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
NHIỀU GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Trước thực trạng chăn nuôi hiện nay và nội dung quy hoạch, UBND tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả quy hoạch. Cụ thể, về tổ chức sản xuất chăn nuôi: sẽ sắp xếp chăn nuôi theo hướng chăn nuôi tập trung áp dụng theo chuỗi liên kết, đảm bảo an toàn về dịch bệnh, vệ sinh môi trường; phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi; phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết từ sản xuất - chế biến - lưu thông - tiêu thụ sản phẩm; khai thác nguyên liệu vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi, đa dạng hóa nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về chăn nuôi. Giải pháp về khoa học - công nghệ trong chăn nuôi: xây dựng và phổ biến các mô hình nông nghiệp ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ; khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng công nghệ tái sử dụng nước thải để phục vụ chăn nuôi, hạn chế sử dụng nước ngầm; dành kinh phí hằng năm cho nghiên cứu chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tổ chức tiếp nhận việc chuyển giao một số công nghệ cao từ nước ngoài phù hợp (nếu có).
Tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn chưa có cơ sở giết mổ tập trung, được thực hiện tại cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được xây dựng cơ sở giết mổ theo dự án chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ, cơ sở này hoạt động trong phạm vi dự án chuỗi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tại vùng chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp được đầu tư dự án cơ sở giết mổ công nghiệp công suất từ 500 con gia súc trở lên/ngày hoặc 5.000 con gia cầm trở lên/ngày và hoạt động theo quy mô giết mổ của dự án được UBND tỉnh phê duyệt. |
Bên cạnh đó, cần tích cực đẩy mạnh giải pháp hỗ trợ quảng bá, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, gồm: xây dựng các chương trình hỗ trợ và quảng bá thương hiệu sản phẩm chăn nuôi, như khuyến cáo sản xuất chăn nuôi theo quy luật cung - cầu, theo đơn đặt hàng, sản xuất chọn lọc và tuân thủ theo quy định; hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho mặt hàng chăn nuôi. Về hệ thống dịch vụ: tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm phát triển thị trường. Giải pháp về chính sách: thực hiện tốt Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 19-7-2017 của HĐND tỉnh về việc ban hành quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 10-1-2017 của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020.
T.Ngọc
Nguồn tin: Báo Bình Phước online
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn