Tín hiệu vui ở Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân
Thứ hai - 24/08/2015 11:41
Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh là một trong số ít đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh được đánh giá tốt trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cả về quy mô và chất lượng. Hằng năm, có từ 75-85% số học viên sau đào tạo nghề ở trung tâm có việc làm và thu nhập ổn định, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo.
Gắn bó với nông dân từ các chi, tổ, hội cơ sở nên chương trình ở các khóa học của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân đáp ứng được nguyện vọng, phù hợp với khả năng, trình độ của hội viên, con em nông dân. Vì vậy, hằng năm trung tâm đã thu hút được lượng lớn số học viên tham gia các lớp học nghề. Tính từ đầu năm đến nay, trung tâm đã mở được 19 lớp với 665 học viên đăng ký tham gia, trong đó có 524 học viên đã tốt nghiệp, được cấp chứng nhận. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu là cạo mủ cao su, bảo vệ thực vật, kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho heo, thú y... Khi học nghề, các học viên không phải đóng học phí, được hỗ trợ tiền tài liệu. Đối với con em gia đình chính sách, hộ nghèo, người tàn tật, người dân tộc thiểu số được trợ cấp tiền ăn, tiền xăng xe (nếu học viên ở xa). Do vậy, số học viên đăng ký học nghề tại trung tâm ngày một nhiều, số lượng đăng ký vượt xa so với chỉ tiêu đặt ra.
Cùng với số lượng học viên tăng thì chất lượng học nghề cũng ngày được nâng cao. Từ chỗ phần lớn học viên tốt nghiệp đạt loại trung bình, nay đã đạt loại khá, giỏi. Trong số 524 học viên tốt nghiệp tại 19 lớp có 15% đạt loại xuất sắc, 70-80% đạt loại khá, giỏi, số còn lại là trung bình. Để có được kết quả đó, không thể không kể đến chất lượng của đội ngũ giáo viên ở trung tâm. Mục tiêu trung tâm đề ra là chất lượng dạy nghề phải ngày càng nâng cao bằng cách giáo viên phải tự trau dồi kiến thức, kỹ năng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và có cách tiếp cận phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu của nhiều đối tượng học viên. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, ngoài 4 giáo viên của trường, trung tâm ký hợp đồng với 14 giáo viên, chủ yếu ở các trạm bảo vệ thực vật. Với phương châm, dạy hiểu lý thuyết trên lớp, áp dụng thực hành ngay tại chỗ nên học viên dễ hiểu, dễ làm theo và dễ nhớ. Nhờ tự rèn luyện và được sự kèm cặp của giáo viên nên tay nghề của học viên được đánh giá cao sau mỗi khóa học.
http://localhost/public/uploads/news/2012_06/tinhieuvui.jpg lớp học chăm sóc v� khai thác cao su do trung tâm mở
Học viên tham gia giờ thực hành khai thác mủ cao su
Hằng năm, trung tâm mở lớp dạy nghề cho hàng ngàn hội viên, con em nông dân. Theo kết quả điều tra, mỗi năm có từ 75-85% học viên sau đào tạo có việc làm ổn định. Số còn lại chưa tìm được việc làm, trung tâm sẽ đứng ra giới thiệu vào làm tại các trang trại, nông trường, xưởng sản xuất... Anh Nguyễn Văn Cảnh ở xã Nha Bích (Chơn Thành) nói: Trước đây, là hộ trong diện nghèo nhiều năm liền, sau khi hoàn thành khóa học nghề cạo mủ cao su, tôi đã xin vào làm công nhân khai thác ở nông trường cao su. Nhờ có việc làm ổn định, thu nhập tương đối khá nên gia đình tôi đã thoát nghèo. Các cháu của tôi cũng vừa tham gia khóa học nghề quản lý, khai thác mủ cao su để về phụ giúp gia đình trong việc vườn rẫy. Học viên tham gia học nghề có thể tự nhận biết, phân biệt được các loại sâu, bệnh, nấm... trên cây trồng, vật nuôi để có cách phòng ngừa, trị bệnh kịp thời, chủ động trong sản xuất, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Vì thế, năng suất, hiệu quả trên cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng cao, lợi nhuận thu về nhiều hơn, đời sống vật chất của người nông dân dần được cải thiện.
Anh Đào Duy Hưng, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, cho biết: Nhu cầu học nghề của hội viên, con em nông dân ngày càng nhiều, có thời điểm số học viên đăng ký vượt chỉ tiêu mở lớp. Từ nay đến hết năm 2011, trung tâm sẽ tổ chức 4 lớp với nhiều ngành nghề, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đào tạo, dạy nghề cho 1.500 học viên do Trung ương phân bổ. Thời gian tới, cơ sở hạ tầng của trung tâm sẽ được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện tốt để mở nhiều lớp đào tạo sơ cấp nghề hoặc những ngành nghề dài hạn giúp học viên có thể vào làm việc tại các khu công nghiệp. Đây là một tín hiệu vui đối với thầy và trò ở Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh.