img1 img1 img1 img1 img1

HỘI NÔNG DÂN TỈNH: Đổi mới mô hình từ chi, tổ Hội theo địa bàn dân cư sang chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp

Thứ sáu - 03/03/2017 14:07
Hiện nay việc xây dựng tổ chức cơ sở Hội cơ bản được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Chi hội được xác định là đơn vị hành động, là cầu nối của tổ chức Hội với hội viên nông dân. Hầu hết các chi hội được tổ chức theo thôn, ấp, sóc, khu phố (theo địa bàn dân cư hiện nay); ở một số nơi đã chỉ đạo thí điểm thành lập chi, tổ Hội theo nghề nghiệp. Tính đến nay đã có 06 chi hội nghề nghiệp được ra mắt chính thức đi vào hoạt động (tại các huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Hớn Quản và thị xã Bình Long, Đồng Xoài, Phước Long).
Tuy nhiên, về tổ chức cơ sở khó khăn lớn nhất và phổ biến hiện nay là số hội viên trong các chi hội đông (nhiều nơi không thực hiện chia tách thành các Tổ hội) nên hội viên không có nơi để sinh hoạt, hội họp, khó khăn trong việc tập hợp hoạt động; trong cùng một thôn, ấp, sóc, khu phố… nhưng hội viên nông dân lại sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, do vậy tổ chức chi hội, tổ hội như hiện nay khó xây dựng được nội dung sinh hoạt phù hợp với tất cả hội viên trong cùng một chi hội, tổ hội, việc sinh hoạt chung trong một chi hội, tổ hội thường không thiết thực, hiệu quả thấp. Vì vậy, việc đổi mới mô hình tổ chức chi hội, tổ hội, chủ trương xây dựng chi hội, tổ hội nghề nghiệp là yêu cầu rất cần thiết từ thực tiễn hiện nay. Thông qua đó góp phần khắc phục những hạn chế, khó khăn trong sinh hoạt Hội ở cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi hội, tổ hội. Tạo tiền đề nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng tổ chức cơ sở hội vững mạnh. Thực hiện Đề án số 24-ĐA/HNDTW, ngày 23/6/2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch số 62-KH/HNDT, ngày 11/8/2016 về “Xây dựng mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2018” nhằm đổi mới đa dạng hóa mô hình tổ chức ở cơ sở theo hướng thiết thực, hiệu quả, nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn hiện nay, tạo tiền đề để nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng tổ chức cơ sở hội vững mạnh. Việc từng bước đổi mới mô hình chi, tổ theo địa bàn dân cư sang mô hình chi, tổ hội theo nghề nghiệp trên cơ sở tập hợp, gắn bó hội viên vì có chung lợi ích và trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo ra cơ chế tự liên kết trong sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, chính là giải pháp cụ thể, chủ động, tự thân bảo vệ hội viên nông dân trong môi trường cạnh tranh khi Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng. Về lâu dài, việc xây dựng các chi hội, tổ hội ghề nghiệp sẽ tạo tiền đề cho việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thực hiện chủ trương của Đảng trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Việc thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp bảo đảm được tiêu chí 5 cùng: cùng lãnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẽ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi. Trên nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động. Chi hội nghề nghiệp hoạt động do Ban chấp hành Hội Nông dân cơ sở quyết định thành lập nên hoạt động dưới sự định hướng, chỉ đạo và quản lý trực tiếp của BCH Hội Nông dân cơ sở, nội dung sinh hoạt chi hội nghề nghiệp cần được đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả đối với hội viên nông dân. Sau khi ra mắt, BCH chi hội xây dựng ban hành quy chế hoạt động đảm bảo 3 tháng sinh hoạt hội viên ít nhất 01 lần để đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh; đồng thời triển khai các nội dung hoạt động cho thời gian tiếp theo, cuối năm có sơ, tổng kết đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, Hội cấp trên xem xét giải quyết, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Việc đổi mới mô hình chi, tổ hội theo địa bàn dân cư, xây dựng mô hình chi, tổ Hội theo nghề nghiệp là việc làm mới, vừa làm thí điểm vừa rút kinh nghiệm trong giai đoạn 2016-2018, trong quá trình chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, do đó cần phải cập nhật thường xuyên tình hình để cùng nhau tháo gỡ. Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp thường xuyên đeo bám, chỉ đạo cơ sở về mặt chuyên môn, khó đến đâu tháo gỡ đến đó; Ban chấp hành chi hội duy trì sinh hoạt theo quy chế, đưa hoạt động chi hội đi vào nền nếp, quản lý và sinh hoạt hội viên đều đặn theo định kỳ; kịp thời hỗ trợ hội viên lúc khó khăn, phát triển thêm hội viên mới. Chi hội nghề nghiệp có thể thành lập các tổ hội nghề nghiệp (mỗi tổ từ 03 đến 10 hội viên). Trong trường hợp này cần có BCH chi hội gồm chi hội trưởng, chi hội phó và các ủy viên là các tổ trưởng của các tổ hội. Việc đổi mới về mô hình tổ chức cơ sở hội sẽ góp phần đổi mới và thúc đẩy xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, tăng cường mối liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Nâng cao vai trò chủ thể của người nông dân và Hội Nông dân cơ sở ngày càng trở thành là trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, là động lực của quá trình phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của mỗi địa phương, cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. CTV Lê Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay2,212
  • Tháng hiện tại85,208
  • Tổng lượt truy cập5,812,617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây