img1 img1 img1 img1 img1

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ỏ Bù Đăng

Thứ hai - 24/08/2015 11:27
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những yếu tố quan trọng, có tính chiến lược trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay. Tùy thực tiễn của mỗi địa phương, người nông dân sẽ chọn lựa các mô hình kinh tế phù hợp, sao cho hiệu quả nhất. Ở Bù Đăng, người nông dân đã tự tìm tòi, học hỏi và phát triển nhiều mô hình kinh tế cho lợi nhuận cao.
Năm 2011 cùng với các huyện, thị khác, Bù Đăng cũng chịu nhiều bất lợi về thời tiết, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Trong tháng 2 đã xảy ra đợt gió lốc xoáy mạnh làm 1.462 ha cây lâu năm bị gãy đổ. Thiệt hại nặng nhất ở hai xã Đức Liễu và Đoàn Kết. Vườn điều, cao su ở một số nơi còn bị bệnh vàng lá chết cây và sâu róm đỏ hoành hành. Bên cạnh đó, giá cả vật tư nông nghiệp, cây - con giống các loại trên thị trường thường xuyên biến động, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân. Do vậy, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng có lợi, bền vững, phá vỡ thế độc canh của cây điều, cao su, hồ tiêu. Người dân đang dần thay thế cách làm cũ, mô hình cũ bằng những mô hình kinh tế mới với nhiều kiểu sáng tạo có tiếp thu, chọn lọc kinh nghiệm thực tế. Các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao như: Măng Tây xanh ở xã Đoàn Kết, nhân giống cây ca cao ở xã Nghĩa Trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Nghĩa Bình, nuôi cá lăng nha lồng ở Đức Liễu, nuôi ba ba ở xã Thọ Sơn, gà thả vườn ở xã Đắk Nhau… thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Vừa làm vừa học hỏi cộng với sự sáng tạo, ứng dụng thực hiện quy trình, kỹ thuật nên không ít hộ đã thành công trên con đường vươn lên xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống. Điển hình có chị Thị Ngân (xã Đắk Nhau, Bù Đăng) làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Hoàn cảnh của gia đình chị Ngân rất khó khăn, cha mẹ già yếu, chồng bị bệnh, các con còn nhỏ đang tuổi ăn học nên chị là trụ cột của gia đình. Được sự hỗ trợ của Hội nông dân xã, đầu năm 2005 chị mạnh dạn vay vốn ngân hàng được 15 triệu đồng mua 2 con bò và mượn đất nhàn rỗi của bà con để trồng mì. Vụ thu hoạch mì đầu tiên chị thu lãi 50 triệu đồng. Sau nhiều năm, nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, tiết kiệm chi tiêu, gia đình chị đã xây được ngôi nhà và mua thêm đất trồng cao su, điều, cà phê. Đến nay, gia đình chị Ngân có 15 ha (điều, cao su, cà phê, khoai lang) và 15 con bò. Tổng thu nhập từ điều trừ chi phí thu về 200 triệu đồng/năm, cao su và cà phê chuẩn bị cho thu hoạch. Từ nông dân nghèo, chị Ngân đã vượt khó vươn lên làm giàu nhanh chóng. Đặc biệt chị đã giúp đỡ 20 hộ hội viên nông dân thoát nghèo và thường xuyên tạo việc làm cho từ 5-10 lao động địa phương. Chị Ngân đã biết tính toán chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ vào sản xuất, đầu tư đúng mức, đúng thời điểm nên cho hiệu quả kinh tế cao. Khác với chị Ngân, hộ ông Phạm Văn Nghĩa cùng ở xã Đắk Nhau nhờ có vốn hỗ trợ của hội nông dân tỉnh cùng với số vốn ít ỏi của gia đình, ông Nghĩa quyết định đầu tư nuôi gà thả vườn và nuôi heo. Từ năm 2005, ông nghĩa bắt đầu nuôi với quy mô nhỏ lẻ, sau đó ông mở rộng, nâng số chuồng và tổng đàn heo, gà. Chuồng trại được xây dựng nơi thoáng mát, ngăn thành từng ô. Theo ông Nghĩa, để con vật sinh trưởng, phát triển tốt, người chăn nuôi phải chú trọng khâu vệ sinh chuồng trại, rắc vôi, xịt thuốc sát trùng, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp. Đến nay, đàn gà nhà ông Nghĩa lên tới 1.000 con. Theo tính toán, sau khi trừ chi phí mỗi con gà cho thu lãi 15.000 đồng. Từ chỗ phải đi vay vốn thì nay ông Nghĩa đã có tái đầu tư mở rộng chăn nuôi. http://localhost/public/uploads/news/2012_05/chuyen-doi-cc-kt.jpg Trong năm, với các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở các cơ sở hội tại Bù Đăng đã mang lại nhiều kết quả đáng mừng. Theo đó, đầu năm có 7.030 hộ hội viên nông dân đăng ký thực hiện phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Đến cuối năm sau khi bình xét, toàn huyện có 4.710 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Trong đó, cấp Trung ương có 11 hộ, cấp tỉnh có 46 hộ, cấp huyện có 824 hộ, còn lại là cấp cơ sở. Đặc biệt, từ các phong trào thi đua, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, năm qua toàn huyện đã xóa được 118 hộ hội viên nghèo, trong đó có 31 hộ hội viên đồng bào dân tộc thiểu số. Tìm tòi cách làm hay, sáng tạo nên có rất nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện đã tự “vận động” để thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, cải thiện cuộc sống. Không ồ ạt chạy theo cao su, điều để rồi không phải vướng trong cái vòng luẩn quẩn: chặt - trồng, trồng - chặt, mà họ tự tìm lối đi riêng cho mình với những mô hình kinh tế cho thu nhập khá cao. Như vậy, có thể nói chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang lại những thành tựu quan trọng, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn Bù Đăng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay1,416
  • Tháng hiện tại229,513
  • Tổng lượt truy cập6,663,092
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây