img1 img1 img1 img1 img1

Ông Nguyễn Văn Tiến - Tấm lòng của một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Thứ hai - 24/08/2015 00:27
Những năm qua, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn Huyện Đồng Phú không ngừng phát triển, từ phong trào đó đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương nông dân vượt khó thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Tấm gương mà chúng tôi muốn nhắc tới là ông Nguyễn Văn Tiến ngụ tại ấp Cây Cầy- xã Tân Hưng.
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm nông nghiệp tại địa phương, bản thân đã có không ít kinh nghiệm về làm vườn cùng với sự cần cù, chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm, nghiên cứu sách báo, anh đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp: trồng xen canh giữa các loại cây cao su, cà phê, chôm chôm, sầu riêng, dùng phân vi sinh thay phân hóa học có kết quả tốt trên các loại cây trồng vừa cho năng suất cao vừa cho sản phẩm sạch lại giảm chi phí đầu tư đồng thời tăng độ màu mỡ cho đất… Với diện tích đất 15 ha trong đó 1ha nuôi cá, 8 ha trồng cây cao su, diện tích còn lại gia đình ông trồng cà phê xen canh cây ăn quả đã cho thu nhập bình quân mỗi năm trên 1 tỷ đồng. Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp ông Tiến không khỏi bùi ngùi: “ Tôi vào Bình Phước từ năm 1990 với hai bàn tay trắng, tài sản lúc này chỉ có 1 chiếc xe đạp cũ kỹ và một ít vàng cưới từ hai gia đình nội ngoại. Khi ấy vùng đất này còn là núi hoang đồi đá, ngổn ngang cây cỏ bụi dại. Hai vợ chồng lập nghiệp khó khăn trăm bề, từ việc thiếu nguồn vốn đầu tư đến thiếu nhân lực, nhiều lúc tôi định bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng với ý chí, nghị lực thoát ra khỏi đói nghèo và nhận thấy lợi ích cũng như tiềm năng lâu dài khi xây dựng trang trại ở đây, tôi quyết tâm gắn bó và lập nghiệp trên vùng đất này với một ý nghĩ đơn giản: Nếu lao động cần cù thì đất không phụ công sức của con người. Tôi đã mạnh dạn đầu tư mua 10 ha đất để sản xuất nông nghiệp, lao động chính lúc bấy giờ chủ yếu là 2 vợ chồng, trung bình mỗi ngày phải làm đến 12 tiếng tập trung vào trang trại vườn”. Nhờ đó, cuộc sống gia đình ông ngày càng khấm khá. Cho tới thời điểm này, nhìn vào mức thu nhập của gia đình ông người dân ấp Cây Cầy luôn quý mến gọi ông bằng cái tên đầy khâm phục “ Ông chủ vườn”. Để phát triển tốt mô hình trang trại tổng hợp như hiện nay, ông Tiến đã đi tham quan nhiều nơi, tham gia các lớp tập huấn khuyến nông từ đó ông tìm ra những giống cây, vật nuôi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng đất của mình để canh tác và nuôi trồng. Ông chia sẻ: Khi đầu tư, chuyên canh những loại cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao nhưng tôi cũng không bỏ ngỏ việc trồng những loại cây ngắn ngày và chăn nuôi để có thể xoay vòng, tăng trưởng nguồn vốn. Nếu chỉ phụ thuộc vào các loại cây công nghiệp thì thời gian chăm sóc dài rất khó khăn trong việc tìm nguồn vốn, mức chi phí đầu tư cho các loại cây này lại rất lớn, hơn nữa giá cá các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường không ổn định nên phải thâm canh nhiều cây trồng để tránh rủi ro về giá. Không những làm kinh tế giỏi ông Nguyễn Văn Tiến còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phụ trách ấp trưởng 12 năm liền. Trong quá trình làm việc ông đã hòa giải được nhiều mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp ở thôn ấp, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ông còn vận động các đoàn thể và nhân dân gây quỹ xóa đói giảm nghèo, giúp nhau phát triển kinh tế. Mỗi năm gia đình ông tạo việc làm cho 1.500 công lao động thời vụ và 4 công lao động thường xuyên tại địa phương. Ngoài ra, ông Tiến còn là một trong những mạnh thường quân ủng hộ thường xuyên các hoạt động nhân đạo từ thiện của xã như xây dựng quỹ khuyến học, cấp học bổng, tập vở cho học sinh nghèo vượt khó, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo. Ông nói: Trước đây gia đình gặp nhiều khó khăn nên tôi hiểu được sự thiếu thốn của người nghèo, giờ cuộc sống gia đình ổn định tôi tâm niệm phải làm từ thiện, giúp đỡ mọi người. Ông sẵn sàng giúp đỡ bà con về vốn, khoa học kỹ thuật và chia sẻ những kinh nghiệm sản xuất của mình để mọi người cùng học hỏi. Hằng năm, ông hỗ trợ cho vay không lãi suất từ 30 đến 50 triệu đồng cho 5 hộ gia đình phát triển kinh tế. Năm 2011, ông Tiến đã hỗ trợ 10 triệu đồng cho gia đình anh Nguyễn Văn Đực ở ấp Cây Cầy xây nhà tình thương. Nói về những việc làm có ý nghĩa nhân văn của ông Tiến, anh Đực cho biết: Trước đây gia đình tôi rất nghèo, không có mái nhà lành lặn để che mưa, che nắng. Thấy vậy ông Tiến đã cho tiền xây tặng cho tôi 1 căn nhà tình thương. Không chỉ riêng gia đình tôi được ông giúp đỡ mà những ai gặp khó khăn nếu trong khả năng giúp được thì ông Tiến luôn sẵn lòng. http://localhost/public/uploads/news/2012_05/trao-tang-nha-tt.jpg Bằng tất cả ý chí, quyết tâm làm giàu, ông Nguyễn Văn Tiến đã gặt hái được những thành quả đáng nể phục từ năm 1998 tới nay ông đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Tỉnh và được UBND Tỉnh tặng nhiều bằng khen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay1,736
  • Tháng hiện tại229,357
  • Tổng lượt truy cập6,662,936
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây