Đoàn đã đến thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ như: mô hình trồng chôm chôm hữu cơ tại xã Sông Nhạn, mô hình sầu riêng hữu cơ của Tổ hợp tác sầu riêng xã Xuân Quế, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện cẩm Mỹ, tỉnh đồng Nai,…. Đoàn đã thăm và chia sẻ kinh nghiệm của ông Trần Quang Hiệp Tổ trưởng Tổ hợp tác sầu riêng hữu cơ xã Xuân Quế, mô hình đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ trong năm 2023. Ông Trần Quang Hiệp chia sẻ, thời gian đầu chuyển đổi sang sản xuất theo quy chuẩn hữu cơ cũng gặp nhiều khó khăn khi chi phí đầu tư tăng, sản lượng sầu riêng giảm khoảng 20% so với trước.
Tuy nhiên, về lâu dài, sản xuất hữu cơ mang lại nhiều lợi ích cho nông dân như: đất đai ngày càng màu mỡ, cây trồng khỏe nên không chỉ năng suất hồi phục mà sức bền, tuổi thọ của cây trồng cũng tăng lên. Đặc biệt là sức khỏe của người trồng và người tiêu dùng được bảo vệ. Theo ông Hiệp, được thuyết phục từ hiệu quả thực tế, hiện nhiều thành viên của Tổ hợp tác Cây sầu riêng xã Xuân Quế với diện tích khoảng 60ha đang dần chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. Tổ hợp tác Cây sầu riêng xã Xuân Quế được địa phương chọn làm mô hình điểm vùng chuyên canh đạt chuẩn hữu cơ.
Sau khi thăm quan thực tế tại một số vườn, Đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ (organic) với Hội Nông dân huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai , đồng thời Hội Nông dân thị xã đã có buổi làm việc đại diện Công ty TNHH CPV FOOD trong việc tuyển dụng lao động là con em hội viên nông dân làm việc tại nhà máy Công ty CPV FOOD – Chi nhánh tại Bình Phước.
Hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế trên sẽ giúp cho Cán bộ Hội trao đổi, học tập, định hướng và vận dụng, triển khai có hiệu quả vào thực tiễn tại địa phương trong thời gian tới.