HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC TĂNG CƯỜNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG UỶ THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC NĂM 2024
Thứ năm - 29/02/2024 09:48
Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của NHCSXH. Trong năm 2023, Hội Nông dân các cấp trong toàn tỉnh Bình Phước đã thực hiện tốt những nội dung Văn bản Liên tịch, Hợp đồng ủy thác đã ký với Ngân hàng CSXH, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, nhất là những chính sách mới; phối hợp rà roát nhu cầu vay vốn, giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần cùng với địa phương phát triển kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và tham gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Tuy nhiên ngoài những mặt đạt được cũng còn tồn tại một số hạn chế. Nhiều hộ vay vốn gặp khó khăn đột xuất, khó khăn trong sản xuất, thiên tai, mất mùa dẫn, không có khả năng trả nợ, chuyển đi khỏi địa bàn nơi cư trú không xác định được địa chỉ nơi ở mới, nhiều HSSV tốt nghiệp ra trường nhưng chưa có việc làm,... dẫn đến tình trạng lãi tồn, nợ quá hạn kéo dài, tăng cao.Công tác tuyên truyền, vận động hộ vay trả nợ theo phân kỳ còn hạn chế dẫn đến áp lực, khó khăn cho hộ vay trả nợ ở kỳ cuối và có nguy cơ nợ quá hạn. Một số Hội cấp xã chưa vào cuộc củng tổ trưởng Tổ TK&VV tuyên truyền hộ vay lưu trữ hồ sơ vay vốn, chứng từ chứng minh vốn tự có và vốn vay. Qua kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác trong năm 2023 còn phát hiện Hội Nông dân các cấp một số nơi xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2023 trễ so với thời gian quy định; Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại cơ sở và Tổ TK&VV chưa đúng biểu mẫu quy định. Việc lưu giữ hồ sơ, sổ sách, biên bản kiểm tra, giám sát ở một số đơn vị, tổ Tiết kiệm và vay vốn chưa đẩy đủ, một số biên bản kiểm tra còn thiếu nội dung. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động uỷ thác tín dụng chính sách với Ngân hàng CSXH đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025,phối hợp tốt với Ngân hàng CSXH triển khai hiệu quả Văn bản thoả thuận 11789/VBTT và Văn bản liên tịch số 10/VBLT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTN ngày 05/01/2022giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và các Hội đoàn thể nhận ủy thác tỉnh về thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Ngày 28/02/2024, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo, triển khai bằng văn bản đến Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 đểnâng cao chất lượng hoạt động uỷ thác tín dụng chính sách với các nhiệm vụ cụ thể: Thứ nhất là tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kịp thời tới cán bộ, hội viên nông dân nhất là các đối tượng thụ hưởng chính sách các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội: Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách; Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH đến năm 2030. Tuyên truyền phổ biến các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; quy trình, hồ sơ, thủ tục vay vốn tại NHCSXH; quy định về hoạt động của Tổ TT&VV, nghiệp vụ tiền gửi tổ viên. Thứ hai là phát huy vai trò của tổ chức Hội trong tham gia thực hiện công tác giám sát, phản biện liên quan đến tín dụng chính sách xã hội. Chủ động báo cáo với cấp uỷ, chính quyền địa phương, Ngân hàng CSXH và Hội Nông dân tỉnh (Qua Ban điều hành Quỹ HTND) những đề xuất, kiến nghị của hội viên, nông dân để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đáp ứng kịp thời nhu cầu cho hội viên, nông dân. Thứ ba là chỉ đạo Hội Nông dân cơ sở thực hiện tốt các nội dung uỷ thác theo Văn bản thoả thuận số 11789/VBTT ngày 28/12/2021, Văn bản liên tịch số 10/VBLT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTN ngày 05/01/2022giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và các Hội đoàn thể nhận ủy thác tỉnh về thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh, phối hợp với ngân hàng CSXH đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành Tổ TT&VV; đôn đốc Hội Nông dân cơ sở thực hiện tốt việc quản lý, giám sát hoạt động của Tổ TT&VV trong việc bình xét đối tượng vay vốn, đôn đốc thu hồi nợ, tham gia giao dịch tại các điểm giao dịch xã, kiểm tra sử dụng vốn vay của tổ viên… Tuyên truyền, vận động tổ viên tham gia hoạt động tiền gửi, thực hành tiết kiệm tạo nguồn tích luỹ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng, hoàn trả vốn vay. Thực hiện việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ uỷ thác của Hội, hồ sơ Tổ theo hướng dẫn tại Văn bản số 3920/NHCS-TDNN ngày 10/5/2023 của Ngân hàng CSXH về việc hướng dẫn sắp xếp, lưu giữ hồ sơ hoạt động uỷ thác, hoạt động Tổ TK&VV. Thứ tư là tích cực phối hợp với Ngân hàng CSXH cùng cấp có các giải pháp tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng các Tổ TK&VV; đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng, xử lý dứt điểm các vụ việc chiếm dụng, xâm tiêu của cán bộ Hội và Tổ trưởng TK&VV do Hội Nông dân quản lý (nếu có). Đặc biệt đối với các địa bàn có chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng thấp cần tập trung phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Thứ năm là xây dựng Kế hoạch và thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động uỷ thác đối với Hội cấp dưới theo Hướng dẫn số 10566/HD-NHCS ngày 29/12/2022 của Ngân hàng CSXH về hướng dẫn quy trình, phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động nhận uỷ thác cho vay và quy định, hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội, chú trọng đảm bảo số lượng, chất lượng; kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, sai sót. Ngoài ra cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng đối với cán bộ Hội phụ trách theo dõi hoạt động uỷ thác và Ban quản lý Tổ TK&VV (nhất là các cán bộ Hội mới nhận nhiệm vụ) nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; nội dung tập huấn phải bám sát yêu cầu thực tế, cập nhật các chính sách mới. Cuối cùng là phối hợp với chính quyền cùng cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan lồng ghép các hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm nghiệp, đào tạo nghề, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.