img1 img1 img1 img1 img1

Những giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống trên địa bàn tỉnh

Thứ sáu - 31/03/2017 10:53
Quá trình triển khai cũng như đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào đời sống, sản xuất trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vai trò, tầm quan trọng của KH&CN nâng lên rõ rệt. Tỉnh ủy đã ban hành các chương trình hành động, kế hoạch để chỉ đạo thực hiện.
UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, cơ chế cởi mở và môi trường thuận lợi cho hoạt động KH&CN. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động KH&CN ngày càng được đầu tư hoàn thiện; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm của cán bộ, công chức làm công tác quản lý KH&CN của tỉnh được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào đời sống, sản xuất còn gặp những khó khăn như: Đầu tư cho phát triển KH&CN (đặc biệt là trong nghiên cứu, triển khai) còn thiếu và không đồng bộ. Kinh phí sự nghiệp khoa học không đủ đáp ứng cho việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế. Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN có đổi mới nhưng chưa tạo thuận lợi cho nhà khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước. Thiếu cơ chế, chính sách hữu hiệu để gắn kết giữa KH&CN với sản xuất - kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN. Việc ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, do thiếu sự gắn kết hữu cơ giữa 4 nhà: Nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN cấp huyện, thị thiếu. Dù các huyện, thị xã có bố trí cán bộ nhưng chỉ làm công tác kiêm nhiệm, do đó không thể phát huy hết vai trò đối với việc ứng dụng KH&CN cho nhân dân địa phương. Một số sở, ban, ngành khi nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài (bao gồm báo cáo, kiến nghị, các giải pháp, quy trình công nghệ, phần mềm, bản đồ...) chưa quan tâm, chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch ứng dụng vào thực tiễn. Các đề tài đều từ thực tế đời sống, từ bức xúc ở cơ sở, trong khi các địa phương và các ngành quản lý lại thiếu thông tin, do đó không quan tâm đầu tư, nhân rộng hoặc áp dụng. Đồng thời, các ngành rất ít hoặc chưa có đề xuất nhiệm vụ KH&CN, có nơi chưa thành lập hội đồng khoa học của ngành mình... Để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào đời sống, sản xuất trong những năm tới rất cần thực hiện đồng bộ những giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò nền tảng, động lực, giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của KH&CN. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy, sự điều hành của chính quyền và tham gia của toàn xã hội về phát triển KH&CN. Nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển KH&CN gắn với các ngành sản xuất quan trọng của tỉnh. Xác định nhiệm vụ KH&CN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên các nhiệm vụ KH&CN có tính khả thi cao, có khả năng ứng dụng, nhân rộng thành công, đặc biệt ứng dụng công nghệ cao vào phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương, hoặc tạo ra ngành nghề, lĩnh vực mới. Quan tâm đầu tư tăng cường tiềm lực và phát triển có chọn lọc các tổ chức KH&CN của tỉnh, nâng cao tính tự chủ của các cơ quan tham gia nghiên cứu khoa học của tỉnh, khuyến khích doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp KH&CN; tạo môi trường thuận lợi cho việc gắn kết nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển KH&CN; đổi mới cơ chế tài chính trên nguyên tắc đảm bảo đạt ít nhất 2% tổng chi ngân sách Nhà nước của tỉnh và đảm bảo tốc độ tăng chi ngân sách cho KH&CN năm sau cao hơn năm trước. Cải cách thủ tục hành chính và tạo cơ chế thông thoáng để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn KH&CN nhằm chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ. Thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án nâng cao năng suất chất lượng tại địa phương giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Phát triển thị trường KH&CN, triển khai các chương trình đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo động lực để các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động nghiên cứu, tổ chức ứng dụng KH&CN. Tăng cường hỗ trợ đối với việc nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xây dựng chính sách sử dụng hiệu quả, trọng dụng và phát huy tài năng cán bộ khoa học; phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao trong các doanh nghiệp. Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ KH&CN, cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Chú trọng khai thác kết quả nghiên cứu của các nước phát triển để áp dụng vào địa phương đối với một số lĩnh vực, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về KH&CN. Đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu hàng đầu ở trong nước và khu vực Đông Nam Bộ. Tác giả bài viết: Duy Khiêm (Nguồn website Tỉnh ủy Bình Phước)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay108
  • Tháng hiện tại3,455
  • Tổng lượt truy cập6,726,889
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây