img1 img1 img1 img1 img1

Toàn văn khai mạc, kết luận và bế mạc Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với nông dân lần thứ 5 năm 2023

Chủ nhật - 31/12/2023 09:12
Chiều ngày 30/12/2023, tại Hà Nội, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì; Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt được giao tổ chức thực hiện.
Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
     Dự, chỉ đạo và điều hành phiên đối thoại trong Hội nghị có:
    1.Đồng chí Phạm Minh Chính-Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ
    2. Đồng chí Lương Quốc Đoàn – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    3.Đồng chí Lê Minh Hoan – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
    4. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    5. Đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân – Thứ trưởng Bộ Công Thương
    6. Đồng chí Trung tướng Lê Quốc Hùng – Thứ trưởng Bộ Công an
    7. Đồng chí Nguyễn Bá Hoan – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
    8. Đồng chí Trịnh Thị Thuỷ – Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch
    9. Đồng chí Võ Thành Hưng – Thứ trưởng Bộ Tài chính
   10. Đồng chí Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    Cùng tham dự: các đồng chí Thường trực, Ban Thường vụ, lãnh đạo các ban đơn vị thuộc Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố.
    Đại diện lãnh đạo các Ban Đảng như Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Dân vận Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương...
    Đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ TNMT, Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, Bộ VHTTDL, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...
   Đại diện lãnh đạo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động VN, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản HCM.
   Đại diện các trường đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội.
   Đặc biệt là 70 nông dân tiêu biểu, sản xuất kinh doanh giỏi, đại diện cho nông dân cả nước trực tiếp đối thoại với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ tại Hà Nội.
   Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 được kết nối trực tuyến tại điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố với sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể địa phương; các đồng chí Thường trực Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc; Thường trực Hội Nông dân cấp huyện, thi, thành phố và đại diện các nông dân, hợp tác xã tiêu biểu,...
image010
Đại biểu tham dự Hội nghị đối thoại tại Hà Nội
z5024116943473 3e510274073dec8d82862b18290112e3
Đại biểu dự Hội nghị đối thoại tại điểm cầu Bình Phước
Khai mạc Hội nghị, Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam phát biểu
    Qua 4 lần tổ chức Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân, nhiều vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương tập trung giải quyết, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, được đông đảo nông dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng tham gia.
   Đó là nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện đại theo chuỗi giá trị; tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao; chính sách khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ nông dân, nhất là nông dân trẻ khởi nghiệp; chính sách an sinh xã hội, quản lý, kiểm tra, giám sát việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp.
image006
Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị
    Hội nghị đối thoại được tổ chức hôm nay càng ý nghĩa hơn khi Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và thành công rực rỡ của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
    Qua chuẩn bị Hội nghị đối thoại, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai lấy ý kiến sâu rộng trong các cấp Hội, hội viên nông dân cả nước; đã có gần 2.000 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị được gửi tới Thủ tướng Chính phủ. Những vấn đề chính, vấn đề lớn, nổi cộm kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ trong Hội nghị lần này như sau:
    Thứ nhất, bà con nông dân mong muốn Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2023; tầm nhìn đến năm 2045; đặc biệt là các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên triển khai như phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp sinh thái, thúc đẩy chuỗi liên kết đa giá trị.
Thứ hai, nhiều ý kiến, đề xuất, nguyện vọng quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ nông dân khi tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, giảm phát thải vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành. Vai trò của người nông dân trong thực hiện Chương trình giảm phát thải ròng khí nhà kính của Việt Nam về 0 vào năm 2050 theo cam kết mà Việt Nam đã cùng với 150 nước tham gia ký kết tại Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu COP 26.
    Thứ ba, nhiều ý kiến, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi số mạnh mẽ trong nông nghiệp như hỗ trợ, trang bị thiết bị chuyển đổi số, hạ tầng mạng, viễn thông; đặc biệt là công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số.
    Thứ tư, về các vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhiều ý kiến, kiến nghị đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các đề án về canh tác cà phê, sản xuất tôm theo chuỗi bền vững. Trong đó, nhiều kiến nghị mong muốn Chính phủ ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào việc quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung; gắn với xây dựng nhà máy chế biến, tạo chuỗi giá trị bền vững, hài hòa lợi ích giữa người nông dân và doanh nghiệp; thúc đẩy du lịch nông nghiệp, nông thôn.
    Thứ năm, các ý kiến, kiến nghị đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có giải pháp, chính sách trong việc xử lý ô nhiễm môi trường ở nông thôn, nhất là ô nhiễm nguồn nước ở sông, kênh mương; tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa khoa học; quy hoạch, phát triển công nghiệp, làng nghề … để xây dựng nông thôn thực sự hiện đại, xanh và ngày càng hình thành nhiều miền quê đáng sống.
    Thứ sáu, về một số vấn đề khác, các ý kiến, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm tạo điều kiện giải quyết, chăm lo đời sống an sinh xã hội cho người nông dân như: Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau khi dịch chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ ở khu công nghiệp, ở đô thị hay đi xuất khẩu lao động (do hết hạn hợp đồng, do dịch bệnh, do tuổi tác, sức khỏe, kỹ năng, tay nghề không đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI) quay về nông thôn…
Qua 01 buổi làm việc tích cực với 11 câu hỏi trực tiếp tại Hội nghị đối thoại và đã được Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, nghành liên quan trả lời. Kết luận tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ kết luận 8 vấn đề cụ thể như:
    Để phát huy quyền làm chủ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho bà con nông dân, đồng thời triển khai thắng lợi, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết 19-NQ/TW và Nghị quyết 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, Hội Nông dân Việt Nam tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
    Một là, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và vị thế chính trị của nông dân Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế; nâng cao ý chí quyết tâm, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu, ý chí tự lực, tự cường, thực hiện khát vọng làm giàu góp phần phát triển nền nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, bền vững và nông dân thật sự có đời sống ấm no, hạnh phúc. Làm mới những động lực cũ và bổ sung thêm các động lực phát triển mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức.
Cán bộ, hội viên, nông dân cả nước ra sức phấn đấu hăng hái thi đua trong lao động, sản xuất, kinh doanh; phát huy giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, tích cực xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.
    Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho nông dân. Chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
    Hai là, nâng cao nhận thức của nông dân về phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn, nông nghiệp thông minh, sạch và an toàn, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, tích cực hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, tận dụng mọi cơ hội, biến nguy thành cơ và không để ai bị bỏ lại phía sau.
    Hội và từng hội viên nông dân phải nhận thức được những thay đổi của thời đại và xu thể của thị trường để thay đổi tư duy, từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp đa giá trị gắn với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, xóa bỏ rào cản về nếp nghĩ, cách làm cũ manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp.
    Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, phát thải thấp, hiệu quả cao và bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn, người dân tích cực tham gia triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030". Tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ gia đình với các tổ chức hợp tác và doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm và động lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia; quán triệt phương châm "muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau".
image003
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận tại Hội nghị
    Ba là, nhận thức đầy đủ vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Là chủ thể trung tâm và đông đảo ở nông thôn, đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới thì không ai khác, nông dân phải là chủ thể nhận thức, quán triệt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Nông dân là chủ thể thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn, là chủ thể của mọi quá trình kinh tế ở nông thôn, nông dân chính là người lựa chọn phương thức sản xuất, cách thức kinh doanh, dịch vụ; họ vừa là người tổ chức sản suất, người trực tiếp sản xuất vừa là người thương mại hóa các sản phẩm của quá trình sản xuất.
    Do đó, phải làm sao để người nông dân hiểu, nhận thức, thấm nhuần chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Quán triệt và nghiêm túc thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng". Điều đầu tiên phải là "dân biết" trong chuỗi từ nhận thức đến hành động: "từ nhận thức, đến quan niệm, đến thái độ và đến hành vi".
    Bốn là, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Tạo điều kiện, khuyến khích nông dân, lao động nông thôn học nghề, nâng cao năng lực gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; mở rộng hoạt động tư vấn về nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Phát huy vai trò của các trường, trung tâm thuộc hội nông dân trong xây dựng, chuyển giao mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân.
    Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nhóm nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân"; giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong truyền nghề, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nông dân.
    Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tổ chức tốt hoạt động cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ nông dân đầu tư cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gắn với quy trình sản xuất an toàn, tiên tiến; phát triển sản xuất gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
    Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hỗ trợ vốn cho nông dân; mở rộng mô hình hội nông dân tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Chính quyền các cấp tăng cường quản lý, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước, đồng thời vận động nguồn lực xã hội cho quỹ hỗ trợ nông dân để xây dựng các mô hình điểm trong phát triển nông nghiệp ở nông thôn.
    Năm là, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cán bộ hội phải có uy tín, trình độ, năng lực thực tiễn, trưởng thành từ phong trào quần chúng, nhất là cán bộ chuyên trách, cán bộ cơ sở, chi hội trưởng. Các cấp uỷ, tổ chức đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ lãnh đạo, bố trí chủ tịch hội là cấp uỷ viên có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất, am hiểu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có uy tín, tâm huyết, trách nhiệm và kinh nghiệm công tác. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực, phương pháp, kỹ năng công tác cho cán bộ Hội các cấp.
Nâng cao chất lượng thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, pháp luật về dân chủ cơ sở, phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", góp phần bảo đảm quyền làm chủ của nông dân, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Hội nông dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể lắng nghe, giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nông dân; hoà giải mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn, góp phần phát huy truyền thống, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của nông dân đối với Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị.
     Sáu là, chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân. Tạo điều kiện cho Hội Nông dân Việt Nam tham gia các tổ chức nông dân của khu vực và quốc tế; phát huy vai trò của nông dân trong hoạt động đối ngoại nhân dân, hội nhập quốc tế, hợp tác, giao thương, trao đổi, giới thiệu hàng hoá nông sản giữa nông dân Việt Nam với nông dân các nước.
   Thường xuyên thông tin, hỗ trợ cho nông dân tham gia thực hiện các cam kết quốc tế có liên quan; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Phối hợp với các tổ chức, đối tác quốc tế tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh cho nông dân. Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực đối ngoại và hợp tác quốc tế cho cán bộ hội nông dân.
   Bảy là, tập trung triển khai nguồn lực, nhân lực để thực hiện tốt các đề án, chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng đến các chương trình, đề án về giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, cần tập trung nguồn lực để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; trong đó ngành nông nghiệp cần triển khai có hiệu quả kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, khí metan trong sản xuất nông nghiệp.
   Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương, đặc biệt tạo vùng nguyên liệu tập trung, bền vững, vùng nguyên liệu xanh cho phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; đồng thời kết hợp với mục tiêu hấp thụ các-bon tại các vùng nguyên liệu nông nghiệp tập trung.
    Tám là, tập trung triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp, xác định là yêu cầu thực tiễn khách quan của sự phát triển, là lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số, làm thay đổi mạnh mẽ chuỗi sản xuất- chế biến- kinh doanh nông sản, hướng tới mục tiêu "Mỗi người nông dân đều có khả năng truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng".
    Thủ tướng tin tưởng rằng, với khí thế mới, động lực mới, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, nhất là việc đề ra mục tiêu "Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh; phát huy vai trò nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", nông nghiệp, nông thôn nước ta ngày càng phát triển và nông dân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế ngày càng quan trọng như lời chúc của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chúc giai cấp nông dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới!".
    Sau khi lắng nghe ý phát biểu kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn đã phát biểu tiếp thu:
    Sau một buổi làm việc hiệu quả, Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2023 đã thành công rất tốt đẹp.
    Thay mặt Hội Nông dân Việt Nam và cán bộ, hội viên nông dân cả nước, tôi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm, sự quan tâm sâu sắc của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã tới dự và chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2023; trân trọng cảm ơn các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND các tỉnh, thành phố; các vị đại biểu, khách quý tại điểm cầu trung tâm và 63 điểm cầu trực tuyến trên cả nước đã tới tham dự, lắng nghe và có những đóng góp, trao đổi, chia sẻ, đồng hành cùng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân Việt Nam. 
    Hội nghị đối thoại hôm nay tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với tổ chức Hội Nông dân và giai cấp nông dân Việt Nam; là sự cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng "Xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh", đặc biệt là Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn với quyết tâm cao thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Đảng nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và người dân nông thôn; xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối với đô thị; có đời sống văn hoá lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; có môi trường xanh, sạch, đẹp; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm và phát triển bền vững.
    Những đề xuất, kiến nghị hết sức sâu sắc, tâm huyết, giàu thực tiễn của cán bộ, hội viên nông dân, các HTX, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học đã được Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành lắng nghe, trực tiếp trao đổi thẳng thắn, giải đáp đầy đủ tại Hội nghị. Đây là tiền đề quan trọng, là niềm tin, là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với Hội Nông dân và giai cấp nông dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
    Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xin trân trọng tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan; chính quyền các địa phương kịp thời giải quyết những đề xuất, kiến nghị, cụ thể hoá vào cuộc sống để thực hiện thắng lợi các mục tiêu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị. Hội Nông dân Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe, tập hợp các ý kiến của cán bộ, hội viên nông dân cả nước, tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
    Một lần nữa, thay mặt Hội Nông dân Việt Nam, cán bộ, hội viên nông dân cả nước; các HTX, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; các chuyên gia, nhà khoa học xin trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ. Kính mong trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục dành tình cảm, sự quan tâm đối với tổ chức Hội Nông dân và giai cấp nông dân Việt Nam.
    Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khoẻ đồng chí Phạm Minh Chính Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các Tỉnh – Thành uỷ, quý vị đại biểu, khách quý và toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân cả nước!
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2023 xin kết thúc

 

Tác giả bài viết: BBT Sư tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay7,368
  • Tháng hiện tại157,844
  • Tổng lượt truy cập6,048,568
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây