img1 img1 img1 img1 img1

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Thứ tư - 15/02/2017 09:53
UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu một số sở ngành hữu quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượngcông tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ (về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020) trên địa bàn tỉnh. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo về đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh, bảo đảm giữ vững mối quan hệ chặt chẽ, hiệu quả giữa các thành viên Ban chỉ đạo. Rà soát các danh mục nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng để phê duyệt lại cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và giảm nghèo bền vững. Căn cứ nhu cầu học nghề của LĐNT, yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, khả năng cân đối các nguồn kinh phí và trên cơ sở thực tế triển khai công tác đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2010-2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các sở ngành liên quan và huyện thị tổ chức rà soát, phê duyệt điều chỉnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2016-2020 của tỉnh. Trong đó, xác định cụ thể chỉ tiêu, nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo nghề đối với LĐNT, người khuyết tật, lao động nữ hàng năm, 5 năm (2016-2020). Chú trọng hiệu quả đào tạo nghề, quán triệt và thực hiện tốt phương châm: “Không tổ chức đào tạo nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của LĐNT sau học nghề”; gắn chặt việc rà soát, xác định danh mục nghề đào tạo gắn với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề để người lao động lựa chọn. Có những biện pháp tích cực giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được vay vốn sản xuất kinh doanh và tạo việc làm sau khi học để phát huy hiệu quả dạy và học nghề. Bên cạnh đó, chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách của tỉnh, thực hiện lồng ghép, huy động các nguồn lực từ các chương trình, dự án để cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT, đào tạo nghề cho người khuyết tật và lao động nữ. Xây dựng, phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng theo quy định tại Quyết định số 46 ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Huy động, bố trí các nguồn vốn để bổ sung quỹ hỗ trợ việc làm cho LĐNT sau học nghề vay vốn và phát triển sản xuất, đảm bảo hiệu quả bền vững sau học nghề. Tiếp tục đẩy mạnh việc sát nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Rà soát và làm tốt việc điều chuyển, khai thác, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị dạy nghề giữa các trung tâm, các vùng, không để lãng phí. Các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo, đài của tỉnh xây dựng, duy trì, cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với LĐNT, người khuyết tật, lao động nữ. Phát huy, chú trọng, nhân rộng những kinh nghiệm tốt, những mô hình đào tạo nghề có hiệu quả./. Sỹ Nhơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay1,427
  • Tháng hiện tại227,788
  • Tổng lượt truy cập6,661,367
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây