Thủ lĩnh nông dân ở xã Nông thôn mới
Thứ sáu - 23/12/2016 14:18
Đến với xã Nông thôn mới Long Giang – thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, khi được hỏi về Chủ tịch Hội Nông dân xã mọi người đều có chung nhận xét anh là người cán bộ Hội năng động, tâm huyết và nhiệt tình với phong trào, được hội viên trong xã quý mến. Để thuyết phục và thu hút hội viên anh luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động và đây là bí quyết để trở thành thủ lĩnh của nông dân
Xuất phát là một xã thuần nông, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí về môi trường và hình thức tổ chức sản xuất là một trong các tiêu chí được Anh Cường và tập thể Hội Nông dân xã trăn trở suy nghĩ nhiều nhất để trả lời được: Một là: với nghề nuôi heo truyền thống của địa phương thì vấn đề nước thải, chất thải dù qua xử lý nhưng vẫn ảnh hưởng đến môi trường, gây khó chịu cho người dân xung quanh ; Hai là: làm sao đoàn kết, tập hợp nông dân đang nuôi heo trên địa bàn tham gia vào mô hình sản xuất mới, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Với quyết tâm và nhiệt tình của mình, Anh đã bàn trong tập thể Hội Nông dân xã và xin ý kiến của Đảng ủy, ủy ban để Hội Nông dân đứng ra vận động cán bộ, hội viên và nhân dân thực hiện xây dựng mô hình tổ hợp tác nuôi heo an toàn sinh học sử dụng đệm lót Balasa và anh gương mẫu, đi đầu tham gia tổ hợp tác với vai trò là tổ trưởng. Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện, mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực như: Thành viên trong tổ hợp tác liên kết với công ty cám, nhận cám tận nhà máy nên mỗi bao cám giá thấp hơn thị trường 50.000đ; heo được nuôi trên đệm lót được thị trường ưa chuộng; giảm được công lao động trong khâu tắm heo –dọn phân –rửa chuồng; từ đó lợi nhuận qua mỗi lứa heo tăng thêm khoản 20% và đặc biệt lợi ích của việc tham gia tổ hợp tác nuôi heo an toàn sinh học sủ dụng đệm lót Balasa không chỉ cho các hộ tham gia mà cảnh quang, môi trường đã được cải thiện, không làm ô nhiễm môi trường như trước kia (mùi hôi, ruồi, mũi…). Ngoài ra, với những việc làm cụ thể, thiết thực khác như: Vận động nhân dân hiến đất làm đường, hệ thống chiếu sáng, xây dựng hội trường… đã góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân phấn đấu xây dựng và năm 2016 xã Long Giang đã được công nhận là xã Nông thôn mới.
Trong năm qua, với cương vị là Chủ tịch Hội Nông dân xã, Anh Phạm Quốc Cường đã tổ chức các hoạt động, các phong trào sôi nổi, thiết thực và đem lại lợi ích cho cán bộ, hội viên và nhân dân trên địa bàn như: Thành lập 2 tổ hợp tác nuôi heo trên nền đẹm lót sinh học, 1 tổ hội nghề nghiệp nuôi heo rừng lai, phối hợp với các ngành nông nghiệp, khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, các công ty phân bón, thú y mở được 10 lớp tập huấn kỹ thuật về chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, về tiến bộ kỹ thuật có 353 lượt cán bộ hội viên tham dự, dư nợ ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội trên 3,5 tỷ đồng và không có nợ quá hạn, quỹ hỗ trợ nông dân của xã trên 80 triệu đồng, đã xây dựng và được quỹ hỗ trợ nông dân cấp trên giải ngân tổng cộng 4 dự án với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng… Hệ thống tổ chức hội tại cơ sở được bổ sung, kiện toàn đầy đủ, kịp thời. Trong năm 2016, Hội Nông dân xã đã kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền bổ sung ngân sách 10.000.000đ cho quỹ hỗ trợ nông dân của xã. Đánh giá về vị chủ tịch Hội Nông dân xã Long Giang, Anh Đoàn Ngọc Lâm – Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Phước Long cho biết: “Với vai trò là Chủ tịch Hội ND ở cơ sở, Đồng chí Cường đã cùng các đồng chí trong Ban chấp hành, Ban thường vụ thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình công tác hội và phong trào ND trên địa bàn, tập trung đổi mới công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành của Hội ND để công tác hội có hiệu quả hơn từ đó các phong trào của Hội đã có sức lan tỏa trong cộng đồng”.
Với những thành tích đã đạt được, năm 2016 Hội Nông dân xã Long Giang là đơn vị dẫn đầu trong công tác Hội và phong trào nông dân của thị xã và được đề nghị Trưng ương Hội tặng bằng khen cho tập thể và cá nhân anh Phạm Quốc Cường.
CTV Minh Khang