img1 img1 img1 img1 img1

Chàng kỹ sư môi trường bỏ phố về quê làm giàu

Chủ nhật - 04/03/2018 05:26
Ra trường với tấm bằng đại học loại ưu, thay vì tìm việc với chuyên ngành đã học thì chàng kỹ sư trẻ Mai Thế Tâm (24 tuổi, ở ấp 1B, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) lại về quê lập nghiệp với nghề nuôi trùn quế và sản xuất phân bón vi sinh.
Chàng kỹ sư trẻ Mai Thế Tâm giới thiệu quy trình nuôi trùn quế
Chàng kỹ sư trẻ Mai Thế Tâm giới thiệu quy trình nuôi trùn quế

Đam mê nuôi trùn quế

Chàng kỹ sư Mai Thế Tâm dẫn chúng tôi đi xem trang trại nuôi trùn quế của mình nằm khép trong vườn cao su xanh mướt ở ấp Bưng Trang, xã Tiến Thành. Hàng dãy nhà nối tiếp nhau được anh Tâm thiết kế bài bản, khoa học. Bên trong từng căn nhà, các ô nuôi trùn quế trên nền bê tông, nối tiếp nhau dày đặc một màu đen toàn phân và phân.

Chỉ tay vào một ô nuôi, anh Tâm chia sẻ: “Nuôi trùn rất thú vị, phân bò đưa vào đây chỉ trong vòng từ 10-15 ngày con trùn đã biến phân bò thành phân vi sinh, bón rất tốt cho cây trồng. Trùn quế là loại khá dễ tính. Nuôi không khó chút nào, chỉ cần hiểu được tập tính, chăm sóc đúng kỹ thuật thì nó sẽ mang lại nguồn thu nhập cao”.

Anh Tâm cho biết, cơ duyên đến với nghề nuôi trùn quế rất tình cờ. Trong quá trình học Đại học, anh Tâm được thầy giao thực hiện đề tài khoa học về nông nghiệp. Qua tìm hiểu, Tâm chọn trùn quế để thực hiện. Sau khi đăng ký, anh được thầy dẫn đi tham quan một số trang trại nuôi trùn quế ở huyện Củ Chi, TP.HCM. Tại đây, nhìn những con trùn quế cuộn “lúc nhúc” màu đỏ trông rất đặc biệt, từ đó anh đã mê loài này.

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thủ Dầu Một, chuyên ngành Khoa học môi trường vào tháng 8/2016. Đến cuối năm 2016, chàng kỹ sư trẻ quyết định không nộp hồ sơ xin việc làm mà quyết định trở về quê đầu tư nuôi trùn quế. “Khi nói với bố mẹ dự định của mình thì bị ngăn cản. Không nản lòng, tôi tiếp tục thuyết phục và được bố mẹ đồng ý. Được sự hậu thuẫn của gia đình, tôi mượn một ít vốn của bố mẹ để thực hiện lòng đam mê từ nghề nuôi trùn quế” – anh Tâm nói.    Hiện chàng kỹ sư 9X Mai Thế Tâm sở hữu 20 con bò, 3 khu nuôi trùn quế và khu trồng cỏ với tổng diện tích gần 2ha. Sau gần 1 năm đầu tư chăm sóc, khu nuôi trùn quế của anh đã xuất bán được 20 tấn phân vi sinh với số tiền 40 triệu đồng. Đây được xem là thành quả ban đầu để Tâm có động lực tiếp tục đầu tư mở rộng khu nuôi trùn quế. Hướng đến sản xuất phân vi sinh Anh Tâm cho biết, trùn quế thuộc ngành ruột khoang thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Phân trùn quế và mùn bã sau quá trình nuôi trùn là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng. Không những thế, trùn quế có hàm lượng Protein (đạm) cao tương đương với bột cá, bột đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi gia cầm, thủy sản rất tốt. Để trùn quế sinh trưởng tốt thì trại nuôi phải có mái che mưa, nắng và nền trại được xây dựng bằng xi măng hay nền đất cứng với chiều cao từ 5-10cm. Giống trùn quế tốt nhất là ở dạng sinh khối (có lẫn cả trùn bố mẹ, con, trứng kén và cơ chất mà trùn đang sống quen) để trùn không bị “sốc” với môi trường lạ và sinh sản nhanh. Khi chuẩn bị chuồng xong thì thả trùn giống bằng cách rải theo một đường thẳng giữa từng ô luống. Nên thả trùn quế giống vào buổi sáng.
Phân trùn quế là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng
Phân trùn quế là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng

Anh Tâm lưu ý, phân bò tươi sau khi thu gom sẽ ủ khô hay ủ cùng nước với thời gian từ 7-10 ngày thì lấy cho trùn ăn. Sau 2-3 ngày cho phân bò đã ủ lên trên bề mặt của ô đang nuôi để trùn ăn. Cứ như vậy sau khoảng 4 tháng sẽ thu hoạch sản phẩm phân vi sinh (phân của trùn quế). Bên cạnh đó, hàng ngày phải tưới ẩm mặt luống. Nếu trời nóng quá 34-350C nên tưới nước nhiều lần để giảm nhiệt độ. Mật độ thả giống quyết định đến năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 9-12kg sinh khối/m2 tương đương với 3-4kg trùn tinh/m2. Anh Tâm chia sẻ: “Hiện nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh rất lớn nên sản phẩm phân trùn quế của trang trại tôi sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường. Chủ yếu cung cấp cho một số trang trại trồng rau sạch, dưa lưới, cây ăn trái... Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích để sản xuất phân bón vi sinh nhằm cung cấp cho người nông dân”.

Nguồn tin: Báo Khoa học thời đại

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2.8 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay1,368
  • Tháng hiện tại229,465
  • Tổng lượt truy cập6,663,044
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây