img1 img1 img1 img1 img1

Hiệu quả từ nuôi chim cút từ vốn vay tín dụng chính sách.

Thứ hai - 06/11/2023 20:09
Hiện nay nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả đã được người dân trong huyện Lộc Ninh triển khai thực hiện mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Trong đó, nuôi chim cút là cách làm ăn mới được gia đình ông Trần Văn Cò ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh thực hiện có hiệu quả.
Lãnh đạo NHCSXH huyện Lộc Ninh tham quan mô hình nuôi chim cút hộ ôngTrần Văn Cò, ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh
Lãnh đạo NHCSXH huyện Lộc Ninh tham quan mô hình nuôi chim cút hộ ôngTrần Văn Cò, ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh
     Mô hình này không tốn nhiều công chăm sóc, vốn đầu tư thấp. Đây được xem là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân vùng nông thôn.
     Vào đầu năm 2015, gia đình ông Trần Văn Cò, ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh bắt đầu nuôi cút lấy trứng và thịt với quy mô chỉ 2 lồng, 150 con cúc giống. Qua một thời gian nuôi, gia đình bà thấy hiệu quả nên đến tháng 3 năm 2022 với số vốn tự có, gia đình đã gia nhập Tổ Tiết kiệm và vay vốn ấp Thạnh Biên, do bà Nguyễn Thị Hợp làm Tổ trưởng, bà đã hoàn thành hồ sơ và xin vay vốn hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với số tiền 63 triệu đồng để mua thêm lồng, máy ấp trứng, cút giống và thức ăn.
     Hiện nay số lượng cút tại gia đình bà khoảng 5.000 con; trứng thì bà bán bình quân khoảng 2.000 trứng/ngày, cút thịt thì khi có ai đặt hàng thì bà cung cấp. Thu nhập từ bán trứng cút và cút thịt của gia đình bà hàng tháng trừ đi chi phí thức ăn, thuốc, điện, nước… thì gia đình bà còn lời khoảng 15 triệu đồng.
       Ông Trần Văn Cò chia sẽ: “Chim cút dễ nuôi, nhưng để nuôi số lượng lớn cũng là một việc không đơn giản. Bởi khi nuôi phải thường xuyên theo dõi, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh để đàn chim khỏe mạnh. Muốn vậy, chuồng trại phải dọn vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc khử trùng; thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng và nguồn nước đảm bảo cung cấp đầy đủ thì chim nuôi mới phát triển tốt và sinh sản đạt chất lượng”.
     Ông Cò thông tin thêm: “Nhờ đồng vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lộc Ninh thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn ấp Thạnh Biên mà gia đình tôi có đồng vốn chăn nuôi, từ bước phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, gia đình tôi cũng đang có nhu cầu vay bổ sung thêm vốn để mở rộng mô hình, nhằm tăng thu nhập kinh tế gia đình”.
     Mô hình nuôi chim cút có nhiều ưu thế, quỹ đất chăn nuôi vừa phải, vốn đầu tư không quá lớn. Đầu ra ổn định vì sản phẩm gồm cả trứng và chim cút thương phẩm đều giàu chất dinh dưỡng, giá cả phải chăng, ít biến động, nên thị trường ngày càng ưa chuộng, thời gian thu hồi vốn nhanh.
     Hiệu quả bước đầu của mô hình nuôi chim cút hộ Ông Trần Văn Cò sẽ mở ra hướng đi triển vọng, để các địa phương khuyến khích người chăn nuôi thử nghiệm, làm cơ sở nhân rộng. Qua đó, đẩy mạnh hơn nữa chủ trương đa dạng hóa vật nuôi có giá trị kinh tế cao, bền vững bên cạnh chăn nuôi gia súc gia cầm truyền thống, nhằm tăng thu nhập cho người dân.
 

Tác giả bài viết: Đức Phong - NHCSXH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay194
  • Tháng hiện tại154,371
  • Tổng lượt truy cập5,881,780
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây