img1 img1 img1 img1 img1

Phát huy vai trò của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Lộc Ninh trong triển khai tín dụng chính sách

Thứ năm - 01/06/2023 10:13
Trong triển khai tín dụng chính sách trong thời gian qua, Ban đại diện Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lộc Ninh đã góp phần quan trọng để đưa nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến đúng đối tượng thụ hưởng trong toàn huyện.
Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện  Lê Thị Ánh Tuyết chủ trì phiên họp Ban đại diện định kỳ
Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Lê Thị Ánh Tuyết chủ trì phiên họp Ban đại diện định kỳ
     Kể từ khi thành lập năm 2003, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện nhiều lần được củng cố, kiện toàn, đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn khi có sự thay đổi về nhân sự. Từ năm 2015, việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã làm thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện càng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở, hoàn thiện mô hình quản lý nguồn vốn ưu đãi do NHCSXH triển khai đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn huyện.
     Hoạt động của Ban đại diện HĐQT được chỉ đạo xuyên suốt từ huyện đến các xã, thị trấn. Đến nay, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện có 27 thành viên, trong đó cấp huyện có 11 thành viên và Ban đại diện HĐQT là Chủ tịch UBND cấp xã có 16 thành viên.
     Các thành viên Ban đại diện phần lớn đã nhiều năm gắn bó với NHCSXH trong cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách nên am hiểu cơ chế, nghiệp vụ của ngành, thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng chính sách. Trong quá trình hoạt động, Ban đại diện thường xuyên củng cố, kiện toàn để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
     Thời gian qua, tại huyện Lộc Ninh, thông thường 1 năm, Ban đại diện họp 4 phiên theo định kỳ, đồng thời ban hành chương trình kiểm tra, giám sát, phân công thành viên phụ trách kiểm tra, giám sát tại các xã, thị trấn hàng năm theo quy định.
     Ban đại diện HĐQT các cấp luôn bám sát nghị quyết, chương trình, kế hoạch của địa phương, của HĐQT NHCSXH tỉnh, NHCSXH Trung ương, chỉ đạo triển khai tốt các chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi.
     Bên cạnh đó, Ban đại diện HĐQT còn kiểm tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai các chương trình cho vay. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo tổ chức khai thác, tập trung các nguồn vốn để bổ sung vốn cho vay; quan tâm bố trí các điểm giao dịch xã để phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đến giao dịch thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
     Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện NHCSXH cho biết mô hình hoạt động của Ban đại diện HĐQT đã thực sự phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách.Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đã quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với hoạt động của NHCSXH. Rất nhiều chương trình được triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực, làm thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn không chỉ khẳng định sự thành công của tín dụng chính sách mà còn cho thấy vai trò quan trọng của Ban đại diện HĐQT NHCSXH trong hệ thống NHCSXH trong hơn 20 năm qua.
     Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình tín dụng chính sách nhằm giúp việc triển khai tín dụng chính sách được thực hiện một cách công khai, dân chủ, minh bạch, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận thuận lợi nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
    Đến nay, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng trên địa bàn huyện đạt 525 tỷ đồng với 12.802 khách hàng còn dư nợ. Tỉ lệ nợ xấu chiếm 0,04%/tổng dư nợ.
     Nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần hỗ trợ hơn 853 lượt hộ nghèo; hỗ trợ trên 2.605 hộ thoát nghèo, 490 lao động được tạo việc làm; tạo điều kiện cho hơn 1.262 học sinh sinh viên được vay vốn để trang trải chi phí học tập; hỗ trợ xây mới, cải tạo, sửa chữa 8.616 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…
 

Tác giả bài viết: Huyền Trang - Đức Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 2.2 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,100
  • Tháng hiện tại14,301
  • Tổng lượt truy cập6,385,896
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây