img1 img1 img1 img1 img1

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh: Phát huy vai trò đào tạo nghề và hỗ trợ nông dân trong sản xuất

Thứ năm - 05/04/2018 14:56
Được thành lập theo Quyết định số 55/2006/QĐ/UBND ngày 04/5/2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh,đến nay qua 12 năm hoạt động và trưởng thành; Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Phước đã luôn nỗ lực, phát huy vai trò trách nhiệm và chức năng của mình trong công tác chăm lo, hỗ trợ bà con nông dân toàn tỉnh phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền các cấp phát triển kinh tế tại địa phương.
Ông Nguyễn Văn Giang - Giám đốc TT Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân phát biểu tại lễ khai giảng lớp dạy nghề
Ông Nguyễn Văn Giang - Giám đốc TT Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân phát biểu tại lễ khai giảng lớp dạy nghề
           Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu được Trung tâm chú trọng đẩy mạnh và triển khai đúng hướng, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương. Các lớp dạy nghề được phân bố hợp lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được quan tâm đầu tư và cải thiện; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề được tăng cường, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình, giáo án từng bước được cải tiến và hoàn thiện.

           Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018, Trung tâm đã phối hợp với Hội ND các cấp và các sở, ngành chức năng trong tỉnh tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Tỷ lệ học viên có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Công tác dạy nghề đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người nông dân. Các lớp nghề thường xuyên là: Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; Trung cấp thú y;kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc vườn điều, chăn nuôi gà, trồng nấm…
image001
Khai giảng lớp dạy nghề cho lao động nông thôn


          Cùng với công tác dạy nghề, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân cũng được Trung tâm tích cực đẩy mạnh. Hằng năm, Trung tâm phối hợp với các cấp, ngành có liên quan tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chính sách pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nông dân. Phối hợp triển khai chương trình “Mua phân bón trả chậm cho nông dân”, Trung tâm đã chủ động phối hợp với các Công ty phân bón cung ứng hàng nghìn tấn phân bón các loại theo hình thức trả chậm cho nông dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ để đưa chế phẩm sinh học vào ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, gắn phát triển sản xuất theo hướng bền vững với bảo vệ môi trường.
Gần đây, thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh Hội, Trung tâm đã và đang xây dựng các mô hình điểm tại Trung tâm để nông dân toàn tỉnh đến học tập kinh nghiệm sản xuất. Điển hình là mô hình “Trồng dưa lưới trong nhà màng”áp dụng công nghệ cao giúp dưa lưới cách ly với côn trùng gây bệnh, hay ứng phó trước thời tiết thay đổi thất thường. Trong đó việc tưới nước được áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Đây là hệ thống tưới nước tự động với phân bón được hòa sẵn vào trong nước giúp giảm thiểu chi phí nhân công, đặc biệt quản lý được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Cách tưới này cũng giúp cho chất dinh dưỡng từ phân bón và lượng nước cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng tốt cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Song song đó, các mô hình “Trồng và cung cấp giống các loại nấm”, “cung cấp giống điều ghép năng suất cao”, “sản xuất tranh gỗ bằng máy khắc”… cũng đã thu hút đông đảo sự quan tâm của hội viên, nông dân trong tỉnh và các đoàn công tác ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài đến tham quan, học tập kinh nghiệm.
image002
Bộ trưởng Bộ Nông, Lâm  Ngư nghiệp Campuchia
thăm vườn ươm điều của Trung tâm

           Để thực hiện hiệu quả vai trò, chức năng của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh thời gian tới. Ông Nguyễn Văn Giang - Giám đốc Trung tâm cho biết: Trung tâm đang hướng đến những hoạt động cụ thể hơn, thiết thực hơn để hỗ trợ và chăm lo cho nông dân. Trước mắt sẽ tập trung triển khai hiệu quả đề án “xây dựng chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm điều cho nông dân trồng điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2018 - 2020”.Song song đó, sẽ tập trung công tác tổ chức cho nông dân sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; mở rộng các dịch vụ hỗ trợ nông dân trên các loại cây chủ lực của tỉnh; thành lập đội ngũ cộng tác viên là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi phục vụ quá trình giảng dạy để công tác đào tạo nghề ngày càng thiết thực hơn.
 

Tác giả bài viết: Huy Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay1,201
  • Tháng hiện tại41,071
  • Tổng lượt truy cập5,768,480
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây